Cách Dùng Máy Toàn Đạc Leica TPS-400 (TC/TRC 402-405-407) Phần 2

Cách sử dụng máy toàn đạc điện tử

Tại Phần 1, chúng tôi đã giới thiệu về màn hình, bàn phím, ký hiệu, cách cài đặt và cách đo khảo sát với máy toàn đạc điện tử Leica TPS-400.

Tham Khảo phần 1 tại đây

Mời các bạn tiếp tục với Phần 2: Hướng Dẫn Sử Dụng Máy Toàn Đạc Leica TPS-400 Series:


1. Chuyển Điểm Thiết Kế Ra Thực Địa

Chương trình này giúp chuyển điểm thiết kế (Đã biết trước tọa độ hoặc yếu tố góc cạnh) ra thực địa nhằm đặt điểm lỗ khoan, định vị công trình…

Máy toàn đạc điện tử sẽ hiển thị các thông số cần thiết giúp người đi gương điều chỉnh gương xa, gần, trái, phải so với máy.

Với máy toàn đạc Leica TPS 400 Series ta thao tác như sau:

Ấn Menu → Chọn Program → Chọn Stake Out → Lần lượt thực hiện tạo Job, Thiết lập và định hướng trạm máy:

chuyển điểm ra thực địa

1.1 Chuyển điểm ra thực địa dựa vào tọa độ đã biết

Có hai trường hợp xảy ra:

  • Trường hợp 1: Nhập trực tiếp tọa độ điểm vào máy
  • Trường hợp 2: Gọi điểm từ bộ nhớ ra.

Chi tiết cả hai trường hợp như sau:

Trường hợp 1: Nhập trực tiếp tọa độ điểm vào máy

Từ màn hình Stakeout → Chọn ENH → Lần lượt nhập:

  • PtID: Tên điểm
  • East/North/Height: Tọa điểm vào

Nhập xong ấn OK

stakeout 2

Tiếp theo, ta ấn ← để trên dòng thông điệp hiển thị có DIST.

Quay máy sao cho góc bằng ở dòng ΔHZ về 0°00’00, giữ nguyên bàn độ ngang rồi ấn F2 (Dist) để đo khoảng cách.

Người đứng máy nhìn khoảng cách và hướng mũi tên hiển thị để điều chỉnh người đi gương cho tới khi đo được khoảng cách ở tất cả các dòng về 0 → Điểm đó là đúng điểm đã thiết kế trên bản vẽ.

Lưu ý: Trong trường hợp nhập tọa độ điểm thiết kế vào và không lưu lại trong máy thì từ màn hình Stake out → chọn Manual → Nhập tọa độ → ấn Enter → OK và làm tương tự để tìm điểm trên thực địa.

Trường hợp 2: Gọi điểm thiết kế từ bộ nhớ ra

Cách này dùng khi số lượng điểm cần chuyển ra thực địa nhiều.

Từ màn hình Stake out làm 1 trong 2 cách sau:

  • Tại dòng PtID: Di chuyển sang trái/phải chọn điểm cần đưa ra thực địa
  • Tại dòng Search → nhập tên điểm → ấn OK

stakeout 3

1.2 Chuyển điểm ra thực địa dựa vào góc phương vị và khoảng cách

Từ màn hình Stake out → chuyển trang để chọn B&D → Nhập các thông số:

  • PtID: Tên điểm
  • Brg: Góc phương vị
  • icon 3 e1593830302593: Khoảng cách ngang

Nhập xong ấn Enter.

stakeout 4

Tiếp theo, người đứng máy quay máy sao cho góc bằng ΔHz về 0°00’00, giữ nguyên bàn độ và điều chỉnh người đi gương vào đúng tia ngắm rồi ấn Dist để đo.

Dựa vào khoảng cách hiển thị trên các dòng, ta phải điều chỉnh người đi gương sao cho khoảng cách đo được trên tất cả các dòng về 0.


2. Đo Giao Hội Nghịch ( Free Station)

Từ màn hình cơ bản → ấn Menu → chọn Program → chọn Free Station → Màn hình Free Station hiện ra:


Giao hội nghịch

Ta tuần tự làm các bước như sau:

Bước 1: Set Job → Làm như đã hướng dẫn về tạo Job

Bước 2: Set Accuracy Limit (Cài đặt sai số cho phép)

Tại đây, ta có thể cài đặt sai số cho phép của đo giao hội, để khi máy tính toán mà sai số lớn hơn sai số cho phép thì máy sẽ có cảnh báo.

Thao tác: Từ màn hình Free Station → chọn Set Accuracy Limit → tại dòng Status bật ON/OFF bằng nút trái/phải.

  • Std.Dev.North: Độ sai lệch X
  • Std.Dev.East: Độ sai lệch Y
  • Std.Dev.Height: Độ sai lệch cao
  • Std.Dev.Angle: Độ sai lệch góc ngang

Bước 3: Tiến hành đo giao hội

Từ màn hình Free Station → chọn Start → Nhập tên điểm trạm máy và cao máy → ấn Enter → Màn hình hiện ra:

giao hội nghịch

Lúc này, có 2 cách đo đo giao hội:

  • Trường hợp 1: Nhập trực điệp điểm đo vào máy
  • Trường hợp 2: Gọi từ bộ nhớ ra

Chi tiết 2 trường hợp như sau:

Trường hợp 1: Nhập tọa độ điểm đo

Từ màn hình Enter Target Data → ấn F4 để sang trang → chọn ENH → Nhập tọa độ điểm đo tới rồi ấn Enter → OK → Ngắm chính xác vào mục tiêu và ấn All để đo.


Giao hội nghịch

Sau khi đo xong điểm thứ nhất → ấn NextPT để đo điểm thứ 2 (Tương tự điểm thứ nhất)

Khi đã đủ số lượng điểm đo (Tối thiểu 2 điểm, tối đa 5 điểm), ta ấn:

  • Compute: Xem kết quả đo giao hổi
  • Resid: Xem phần dư
  • StdDev: Xem độ lệch tiêu chuẩn

Nếu chấp nhận kết quả đo, ta ấn OK để điểm giao hội làm điểm trạm máy.

Trường hợp 2: Gọi điểm đo từ bộ nhớ ra

Nếu điểm đo đã lưu trong bộ nhớ, ta chỉ cần nhập tên điểm cần đo tới ở dòng PtID và cao gương, sau đó ấn Find để tìm điểm đó.


giao hoi 4

Tiến hành ngắm chính xác vào điểm đo tới

  • Ấn ALL để đo
  • Ấn NextPt để chuyển sang điểm kế tiếp, làm tương tự như trường hợp 1

Một số thông báo trong quá trình đo giao hội và ý nghĩa/cách xử lý:

  • Selected points has no valid data: Điểm đo đã lựa chọn không có tọa độ X hoặc Y.
  • Max 5 points supported: Máy chỉ cho phép đo 5 điểm trong chương trình giao hội, không đo thêm được điểm nữa.
  • Invalid data – no position computed: Không tính ra tọa độ vì có dữ liệu không đúng.
  • Invalid data – no height computed: Hoặc là cao độ của điểm đo không hợp lệ hoặc không đủ dữ liệu để tính ra cao độ trạm máy.
  • Insufficient space in job: Job hiện thời đã đầy, không lưu được thêm dữ liệu.
  • Hz (I-II)>0.9 deg, measure point again: Lỗi này xảy ra nếu điểm đo được đo ở hai vị trí bàn độ mà sự khác nhau về góc bằng lớn hơn 180° +- 0.9°.
  • V(I-II)>0.9 deg, measure again: Lỗi này xảy ra nếu điểm đo được đo ở hai vị trí bàn độ mà sự khác nhau về góc đứng lớn hơn 360° – V+- 0.9º.
  • More points or distance required: Yêu cầu đo thêm điểm hoặc khoảng cách vì không đủ dữ liệu đo để tính ra tọa độ trạm.


3. Reference Line (Định Vị Công Trình Theo Đường Mẫu)

Chương trình này dùng để chuyển điểm thiết kế ra thực địa dựa vào đường chuẩn hoặc dùng để kiểm tra đoạn đường, tim công trình và các điểm giao nhau giữa các trục chính, trục phụ trong xây dựng.

Đường chuẩn có thể là chính đường gốc (Một trục/cạnh nào đó của công trình) hoặc được dịch chuyển song song, theo chiều dọc, chiều thẳng đứng so với đường gốc, hoặc quay quanh điểm gốc thứ nhất một góc cần thiết.

Thao tác: Từ màn hình chính → ấn Menu → chọn Program → Chọn Reference Line → Lần lượt thực hiện tạo Job, thiết lập và định hướng trạm máy → ấn Start để bắt đầu làm việc với chương trình Reference Line.

reference line

Tới đây ta tiến hành tạo đường chuẩn ( Base line) để định vị hoặc kiểm tra bằng 1 trong 2 cách:

  • Cách 1: Tạo đường chuẩn bằng cách đo trực tiếp ngoài thực địa
  • Cách 2: Tạo đường chuẩn bằng cách gọi điểm từ bộ nhớ.

3.1 Tạo đường chuẩn bằng cách đo trực tiếp ngoài thực địa

Để tạo 1 đường thẳng thì cần ít nhất 2 điểm, nên ta cần đo tới 2 điểm gốc để tạo ra đường chuẩn.

Từ màn hình Reference Line → Tiến hành nhập tên điểm 1 và cao gương → ngắm vào điểm gốc và ấn ALL để đo → Tiến hành đo điểm thứ 2 → Sau khi đo 2 điểm màn hình hiện ra:

reference line

Tới đây, ta có thể làm các công việc tại hiện trường:

  • Sử dụng luôn đường gốc vừa đo làm đường chuẩn thì chỉ việc tiến hành đo kiểm tra L&O hoặc chuyển điểm thiết kế ra thực địa (StOut)
  • Nếu muôn tạo đường chuẩn dựa vào đường gốc thì nhập các giá trị:
    • Offset: Dịch chuyển song song so với đường gốc
    • Line: Theo chiều dọc so với đường gốc
    • Height: Theo chiều thẳng đứng
    • Rotate: Quay quanh điểm gốc thứ nhất một góc.

Sau đó ta có thể thực hiện đo kiểm tra hoặc chuyển điểm thiết kế ra thực địa dựa vào đường chuẩn.

Đo kiểm tra:

Sau khi thực hiện tạo đường chuẩn, muốn kiểm tra vị trí điểm xem có đúng thiết kế không → ấn L&O → màn hình hiện ra:

reference line 3


Ấn ALL để đo, sau khi đo xong các số liệu Offset, Line, Chênh cao so với đường gốc được hiển thị → Ta biết được vị trí điểm đó có đúng thiết kế không.

Chuyển điểm ra thực địa dựa vào đường chuẩn

Sau khi có đường chuẩn → ấn StOut → tiến hành nhập các giá trị:

reference line 4


  • Offset: Dịch chuyển ngang so với đường chuẩn
  • Line: Dịch chuyển dọc so với đường chuẩn
  • Height: Cao độ điểm thiết kế
  • Hr: Cao gương

Sau khi nhập xong, ấn OK, màn hình hiện ra:

reference line


Tiến hành quay máy sao cho góc bằng ở dòng ΔHz = 0°00’00 rồi tiến hành ấn DIST để đo, điều khiển dịch chuyển gương sao cho khoảng cách ngang Δicon 3 e1593830302593 =0

Để đo điểm khác, ta ấn phím NextPt

3.2 Tạo đường chuẩn bằng cách gọi từ bộ nhớ ra

Để gọi điểm trong bộ nhớ ra làm điểm gốc như nhất, ta chỉ cần nhập tên điểm tại màn hình Reference line → ấn FIND → OK. Làm tương tự điểm thứ 2

Các thao tác khác làm tương tự như hướng dẫn trên.


Phần 2 trong loạt bài viết hướng dẫn sử dụng máy toàn đạc điện tử Leica TPS-400 Series kết thúc tại đây.

Quý khách có nhu cầu mua máy toàn đạc điện tử, vui lòng tham khảo các sản phẩm dưới đây:

Mọi Chi Tiết Xin Vui Lòng Liên Hệ:

  • CÔNG TY CP PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ TRẮC ĐỊA VIỆT NAM
  • Địa chỉ trên GPKD: Số 167, phố Chùa Láng – Q.Đống Đa – TP.Hà Nội
  • Văn phòng miền Bắc: Số 21, ngõ 10 – đường Trần Duy Hưng – TP.Hà Nội
  • Văn phòng miền Trung: 114/7 Hà Huy Tập, P.Thanh Khê Đông, TP.Đà Nẵng
  • Văn phòng miền Nam: 17A/8 đường 22, P.Linh Đông, TP.Hồ Chí Minh
  • Website chính thức: https://rtkvn.vn/
  • Điện thoại: 0243 7756647 – 0913378648
  • Đại diện: Ông Nguyễn Văn Dũng
  • MST: 0102305681

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *