Nếu bạn đang tìm hiểu cách sử dụng máy toàn đạc điện tử Trimble C3 – Thì bạn đã tìm đúng chỗ.
Công Ty CP Phát Triển Công Nghệ Trắc Địa Việt Nam biên soạn series bài viết hướng dẫn sử dụng máy toàn đạc Trimble C3 dựa trên 15 năm kinh nghiệm phân phối máy trắc địa chính hãng và dịch vụ trắc đạc uy tín.
Loạt bài viết gồm 3 phần:
- Phần 1: Làm quen với máy – Làm việc với JOB
- Phần 2: Thiết lập trạm máy – các chương trình đo chi tiết
- Phần 3: Bố trí điểm – Tìm điểm khuất – Giải toán COGO – Các lỗi thường gặp
Hướng Dẫn Sử Dụng Máy Toàn Đạc Điện Tử Trimble C3 – Phần 1
1. Làm quen với màn hình – bàn phím máy Trimble C3
Chức năng một số phím của máy toàn đạc điện tử Trimble C3
- : Phím PWR – Bật/tắt nguồn
- : Bật/tắt đèn chiếu sáng màn hình. Ấn giữ 1 giấy để mở cửa sổ cài đặt chế độ chiều sáng màn hình và tín hiệu âm thanh
- : Phím Menu – Dùng để mở danh mục phần mềm điều khiển máy
- : Phím Mode – Bật chuyển chế độ sử dụng phím bấm nhập ký tự giữa chữ và số, trong màn hình cơ bản bật cửa sổ nhập mã ngầm định cho từng phím nhập nhanh
- : Phím STN – Mở danh mục thao tác đặt trạm máy
- : Phím Stake Out – Mở danh mục thao tác tìm điểm ngoài thực địa
- : Phím O/S: Mở danh mục thao tác đo điểm khuất
- : Phím PRG- Mở danh mục thao tác đo ứng dụng
- : Phím Data – Ấn và giữ 1 giây để mở danh mục quản lý số liệu trong bộ nhớ
- và : Phím User 1 và User 2 – Dùng để cài đặt chức năng nóng tùy chọn do chủ sở hữu máy. Khi cần chỉ việc ấn và giữ 1 giây
- : Phím code – Ấn và giữ 1 giây để mở danh mục mã đánh dấu điểm đo theo địa hình – địa vật
- : Bật/tắt bọt thủy điện tử hiển thị trên màn hình, thay đổi chế độ đo bù cho các phương đứng/ngang
- : Phím Hot – Ấn giữ 1 giây để mở danh mục thay đổi các điều kiện đo
- : Phím Enter và Record: Chấp nhận kết quả đo, lưu dữ liệu vào bộ nhớ.
- : Phím Ang – Mở danh mục thao tác đo chế độ kinh vĩ
- : Phím DSP – Sang trang, ấn giữ 1 giây để mở danh sách chọn thông số hiển thị trên các trang màn hình
- và : Phím MSR1 và MSR2 – Thao tác đo điểm, đo thô, ấn giữ 1 giây để chọn điều kiện đo
- : Phím ESC: Thoát, bỏ kết quả đo
- : Phím BS -Ấn giữ 1 giây để mở chức năng kiểm tra sai lệch điểm định hướng
Ngoài ra, trong quá trình thao tác, màn hình sẽ hiện các phím mềm. Bấm vào phím cứng có vị trí tương ứng để sử dụng chức năng của phím mềm đó.
2. Một Số Thao Tác Chuẩn Bị Máy Trimble C3 Để Làm Việc
2.1 Kiểm tra máy và phụ kiện
Máy toàn đạc điện tử là dụng cụ đo lường đòi hỏi độ chính xác cao, nên trước khi vận hành, ta cần:
- Bảo trì – hiệu chuẩn – kiểm định thường xuyên ( ít nhất 12 tháng/lần theo quy định của Pháp lệnh đo lường)
- Kiểm tra bọt thủy – nếu lệch thì dùng tăm chỉnh
- Kiểm tra dọi tâm – nếu lệch thì dùng chìa lục lăng chỉnh
- Đo 2 mặt tới 2 điểm để kiểm tra đo góc, nếu lệch quá 5″ thì cần gửi tới cơ sở có chuyên môn để hiệu chỉnh
- Đo 2 mặt tới 3 điểm trên một đường thẳng dài hơn 100m, nếu kết quả đo sau 2 lần đặt trạm quá 3mm thì cần đi hiệu chỉnh
Ngoài ra, trong quá trình đo đạc, cần tuân thủ theo quy định để bảo vệ máy toàn đạc khỏi bị hỏng hóc.
Mách Bạn: Công Ty CP Phát Triển Công Nghệ Trắc Địa Việt Nam là đơn vị uy tín tại Hà Nội để sửa chữa – hiệu chỉnh – kiểm định máy toàn đạc điện tử
Sửa chữa - Bảo Trì - Hiệu Chỉnh - Kiểm Định Máy Toàn Đạc tại Hà Nội
Một số phụ kiện trắc địa cho máy toàn đạc cần mang theo:
- Đo chi tiết: Cần có ít nhất là gương sào kèm bọt thủy tròn, thước dây 2m, địa bàn cầm tay.
- Đo xa: Đế dọi tâm và cụm gương tương ứng
- Đo kiểm tra, địa chính, lắp đặt chế tạo cơ khí thì cần thêm la bàn ống, nhiệt kế, áp kế cầm tay
- Đo dài ngày tại nơi khó khăn cần thêm PIN và phương tiện truyền trút dự liệu
2.2 Cài đặt các chế độ vận hành Trimble C3 bằng phím tắt trên bàn phím
Cài đặt âm thanh, chiếu sáng màn hình, dọi tâm:
Ấn giữ màn hình hiện ra:
Lần lượt ấn các phím để cài đặt như sau:
- 1 – Bật/tắt đèn chiếu sáng màn hình
- 2 – Bật/tắt laser dọi tâm
- 3 – Bật/tắt tín hiệu âm thanh
- 4 – Chỉnh tương phản màn hình
Cài đặt chức năng cá nhân hay sử dụng:
Ấn User 1 hoặc User 2 → Màn hình hiện các chức năng để chọn nhanh. Dấu * ở trước các chức năng là được chọn.
Định dạng dữ liệu hiển thị khi xem:
Ấn phím Data → màn hình hiện để cài đặt:
- Danh mục đủ
- Góc/cạnh
- Tọa độ
- Bản ghi theo trạm máy
Bật cửa sổ nhập mã trực tiếp:
Ấn phím COD , cửa sổ nhập mã trực tiếp hiện ra.
- Qcode: Nhập nhanh mã địa hình CD
- List và Stack: Gọi trong bộ nhớ
Bật cửa sổ bọt thủy điện tử:
Ấn phím , xuất hiện màn hình bọt thủy điện tử, ta dùng mũi lên trái/phải để bật/tắt bù nghiêng trục đứng.
Thay đổi điều kiện đo:
Ấn phím Hot key , màn hình cài đặt điều kiện đo:
- HT: Nhập cao gương
- Temp-Press: Nhiệt độ, áp suất
- Target: Nhập hằng số và cao gương cho 5 loại
- Note: Ghi chú (tối đa 50 ký tự)
- Defaul PT: Đặt tên điểm mặc định
Thay đổi thông số hiển thị từng màn hình
Ấn phím DSP → Hiển thị màn hình cài đặt hiển thị các trang, dùng phím lên, xuống, trái, phải để chọn các thông số, ấn Save để lưu lại.
Chọn chế độ đo
Ấn MSR1 hoặc MSR2 , xuất hiện màn hình cài đặt chế độ đo:
- Target: Loại mục tiêu
- Const: Hằng số gương
- Mode: Chế độ đo
- AVE: Số lần phản xạ đo
- Rec: Cách ghi dữ liệu
2.3 Cài đặt các chức năng máy Trimble C3 bằng phần mềm
Sau khi ấn PWR để bật máy → ấn Menu → Chọn Setting → Màn hình hiện ra 9 mục cài đặt.
Lần lượt chọn các mục để cài đặt theo ý muốn.
- Cài đặt góc → chọn Angle → Thực hiện cài đặt:
- VA Zero: Điêm 0 bàn độ đứng (Zenith – thiên đỉnh, Horizon – nằm ngang, Compass – đối xứng)
- Resolution: Góc hiển thị nhỏ nhất (1″, 5″, 10″)
- HA corr: Đóng, tắt góc bằng
- HA: Hướng hiển thị góc ngang (Azimuth: Góc phương vị, BS: Góc kẹp tính từ điểm hướng chuẩn)
- Cài đặt đo cạnh → Chọn Distance → Thực hiện cài đặt:
- Scale: Thang đo – Hệ số chuyển đổi sang thang đo UTM
- T-P corr: Bật, tắt bù nhiệt độ, áp suất
- Sea Level: Bật, tắt cao độ
- C&R corr: Bù độ cong và khúc xạ
- Cài đặt tọa độ → Chọn Coord → Thực hiện cài đặt:
- Order: Trật tự hiển thị các trục tọa độ
- Label: Ký hiệu hiển thị các trục tọa độ
- AZ Zero: Hướng điểm 0 góc phương vị bắc/nam
- Cài đặt chế độ tiết kiệm PIN → Chọn PwrSave → Thực hiện cài đặt:
- Main Unit: Tự tắt sau 5/10/30 phút không thao tác
- DMUnit: Tắt khối đo xa sau 0.1/0.5,3/10 phút không ấn phím đo MSR
- Sleep: Chế độ nghỉ sau thời gian không thao tác
- Cài đặt thông tin giao tiếp với máy tính hoặc sổ tay → chọn Comm → Chọn loại cổng Serial/Bluetooth
- Cài đặt thêm chuối cho điểm đo ra thực địa → chọn Stakeout
- Cài đặt đơn vị hiển thị → chọn Unit → thực hiện thay đổi:
- Angle: Chọn đơn vị hiển thị góc
- Distance: Chọn đơn vị hiển thị khoảng cách
- Temp: CHọn đơn vị hiển thị nhiệt độ
- Press: Chọn đơn vị hiển thị áp suất
- Cài đặt cách ghi dữ liệu → chọn Rec → Thực hiện dài đặt:
- Store DB: Chọn cách ghi dữ liệu vào bộ nhớ
- Data Rec: Chọn bộ nhớ trong/ngoài
3. Làm việc với JOB
Để lưu các dữ liệu trong quá trình thực hiện đo đạc, ta bắt buộc phải tạo các Job.
Từ màn hình cơ bản → chọn Job → màn hình hiển thị danh sách các Job (Tối đa 32 Job) cùng các phím mềm và ký hiệu:
- Dấu * đứng trước Job: Công việc hiển thị
- Dấu ! đứng trước Job: Tham số cài đặt khác với tham số hiện thời
- Dấu @ đứng sau: Job dùng để kiểm tra
- Dấu ? ở ký tự đầu tiên: Tạo ở phiên bản phần mềm cũ, không thể mở, chỉ có thể xóa
3.1 Tạo Job
Từ màn hình Job → chọn Create → Nhập tên Job (Tối đa 8 ký tự gồm chữ, số và dấu gạch ngang) → Xuất hiện cửa sổ xác nhận:
- Abrt: Bỏ qua
- Sett: Cài đặt tham số Job
- OK: Chấp nhận
3.2 Xóa Job
Để xóa một Job → chọn Job cần xóa → ấn phím mềm DEL → Màn hình hiển thị câu hỏi xác nhận:
- Abrt: Bỏ qua
- DEL: Xóa luôn
3.3 Tạo Job khống chế
Từ màn hình Job → chọn Job → ấn phím mềm Ctrl → Màn hình hiển thị câu hỏi xác nhận:
- No: Không đặt
- Yes: Đồng ý
Lưu ý: Chỉ cho phép tồn tại 1 job khống chế.
3.4 Xem thông tin Job
Vào tên công việc → ấn Info → màn hình hiển thị thông tin cơ bản của Job:
- Record: Số bản ghi
- Free space: Bộ nhớ trống
- Created: Ngày tạo
Phần 1 bài viết hướng dẫn sử dụng máy toàn đạc điện tử Trimble C3 kết thúc tại đây.
Quý khách cũng có thể tham khảo cách dùng các loại máy toàn đạc khác TẠI ĐÂY
Quý khách có nhu cầu mua máy toàn đạc điện tử, vui lòng tham khảo các sản phẩm nổi bật sau:
Cho hỏi cách trút số liệu máy C3 bằng USB