Cách Dùng Máy Toàn Đạc Leica TPS-400 (TC/TRC 403-405-407) Phần 3

Cách Dùng Máy Toàn Đạc Leica TPS-400 (TC/TRC 403-405-407)

Tại Phần 1 và Phần 2 trong loạt bài giới thiệu cách dùng máy toàn đạc điện tử Leica TPS-400 (Leica TC/TCR-403/405/407), chúng tôi đã giới thiệu:

  • Phần 1: Tổng quan về màn máy, cách thiết lập định hướng trạm máy và chương trình đo khảo sát.
  • Phần 2: Chuyển điểm ra thực địa, đo giao hội nghịch, đường tham chiếu.

Để tiện theo dõi, các bạn có thể tham khảo các bài đo trước khi sang Phần 3.

https://rtkvn.vn/cach-dung-may-toan-dac-leica-tps-400-tc-trc-402-405-407-phan-1/

https://rtkvn.vn/cach-dung-may-toan-dac-leica-tps-400-tc-trc-402-405-407-phan-2/

Lưu ý: Tại thời điểm từ năm 2020, các dòng máy toàn đạc Leica TPS-400 Series đã ngừng sản xuất. Tuy nhiên bạn vẫn có thể tìm mua những máy toàn đạc cũ giá tốt chất lượng cao dưới đây:

Hướng dẫn Máy Toàn Đạc Điện Tử Leica TPS-400 Series Phần 3:


1. Đo Khoảng Cách Gián Tiếp (Tie Distance)

Chương trình Tie Distance được ứng dụng trong việc xác định mối tương quan giữa 2 điểm:

  • Khoảng cách nghiêng giữa 2 điểm
  • Khoảng cách ngang giữa 2 điểm
  • Chênh cao giữa 2 điểm
  • Phương vị cạnh nối 2 điểm
  • Độ giốc giữa 2 điểm.

Ví dụ: Xác định độ dốc của mái nhà

Hai điểm này có thể đo ngoài thực địa hoặc lấy từ bộ nhớ hoặc nhập trực tiếp bằng tay.

Để vào chương trình, ta ấn MENU → Chọn Program → Sang trang → Chọn Tie Distance → Thực hiện tạo Job, thiết lập trạm máy, định hướng trạm máy (Đã hướng dẫn ở phần 1) → ấn Start để bắt đầu chương trình.


Tie distance

Tới đây, bạn có thể sử dụng 1 trong 2 phương pháp:

  • Polygon: Phương pháp đa giác
  • Radial: Phương pháp xuyên tâm

1.1 Phương pháp đo đa giác Polygon

Từ màn hình Tie Distance → chọn Polygon → tiến hành nhập:

  • Point 1: Tên điểm 1
  • Hr: Cao gương

Ấn ALL để tiến hành đo điểm 1.


tie distance 2

Làm tương tự để đo điểm thứ 2. Sau khi đo xong điểm thứ 2, kết quả đo (Tie Distance Result) sẽ hiện ra với các thông số sau:

  • Grade: Độ dốc giữa 2 điểm
  • icon 1 e1593830332759 Khoảng cách nghiêng
  • icon 3 e1593830302593 Khoảng cách bằng
  • icon 2 e1593830318490 Chênh cao
  • Bearing: Phương vị cạnh nối 2 điểm


tie distance 3

1.2 Phương pháp xuyên tâm

Phương pháp này làm tương tự như phương pháp đa giác.


2. Tính diện tích (Area)

Chương trình tính diện tích được áp dụng trong việc tính khối lượng, đo địa chính hoặc khi cần biết diện tích chính xác khu đo tại hiện trường.

Thao tác: Từ màn hình chính → ấn MENU → Sang Trang → Chọn Area → Tiến hành tạo Job, thiết lập và định hướng trạm máy như đã hướng dẫn → ấn Start để bắt đầu chương trình đo.


area 1


Sau khi ấn Start → ta cần nhập:

  • PtID: Tên điểm thứ nhất
  • Hr: Cao gương

Ngắm gương vào mục tiêu → ấn ALL để đo.


area 2


Sau khi đã đo xong điểm đầu tiên → ấn AddTg để đo điểm thứ 2 (Tương tự điểm thứ nhất)

Khi đã đo được tối thiểu là 3 điểm, ta có thể xem kết quả tính bằng cách ấn Result.


area 3

Lưu ý khi sử dụng chức năng tính diện tích:

Đối với các máy có thêm chức năng tính khối lượng (Volume) như máy toàn đạc Leica thế hệ mới, thì từ màn hình Measure Target → ấn Volume, nhập:

  • Chênh cao
  • Ấn Measure để đo và nhập PtID, Hr, ấn ALL để đo.

Khi đo diện tích cần xác định rõ ranh giới vùng tính diện tích sau đó đi gương lần lượt theo thứ tự 1 vòng, không được đi gương lộn xộn chồng chéo dẫn đến kết quả sai lệch.


3. Đo Cao Không Với Tới (Height Transfer)

Chương trình này dùng để xác định cao độ của điểm không thể tiếp cận được như nóc nhà, đường dây điện…

Thao tác: Từ màn hinh cơ bản → chọn Menu → chọn Programs → Sang trang → chọn Remote Height → tiến hành tạo Job, thiết lập và định hướng trạm máy → ấn Start để vào chương trình.

Tiến hành đặt gương ở dưới điểm cần đo và thao tác:

  • Nhập Point 1: Tên điểm 1
  • Nhập Hr: Cao gương

Ngắm gương và ấn ALL để đo như hình dưới:

đo cao không với tới

Tới đây, đưa ống kính lên ngắm vào điểm cần đo, máy sẽ báo các kết quả:

  • icon 3 e1593830302593: Khoảng cách ngang từ máy đến điểm
  • icon 2 e1593830318490: Chênh cao 2 điểm
  • Height: Cao đọ của điểm cần đo

Lưu ý: Khi đo cao không với tới: Các điểm đo phải cùng nằm trên 1 đường thẳng đứng đi qua điểm đặt gương. Tức là chỉ thay đổi góc đứng, giữ nguyên góc bằng.


4. Truyền Cao Độ (Height Transfer)

Chương trình này dùng để xác định cao độ trạm máy khi biết ít nhất cao độ của 1 điểm đo tới.

Lưu ý rằng việc xác định cao độ bằng máy toàn đạc chỉ mang tính tham khảo. Để có cao độ chính xác ta cần dùng máy thủy bình.

Từ màn hình cơ bản → ấn FNC → Sang trang → chọn Height Transfer → ấn F4 để sang trang 2 lần → nhập cao máy (Hi) như hình dưới:

height transfer 2

Tiếp tục ấn F4 2 lần để màn hình quay về → ấn FIND → ENH để nhập các thông tin:

  • PtID: Tên điểm đo tới
  • East/North/Height: Tọa độ và cao đội điểm đo tới.

Tiếp theo, nhập cao hương HR → ấn ALL để to → Kết quả được hiển thị.

Truyền cao độ

Tới đây, ta có thể chọn để thao tác thêm:

  • AddTg: Đo thêm điểm để nâng cao độ chính xác
  • Face: Đo ở vị trí bàn độ khác
  • OK: Chấp nhận kết quả đo.

Series bài viết hướng dẫn sử dụng máy toàn đạc điện tử Leica TPS-400 kết thúc tại đây.

Bạn có nhu cầu mua máy toàn đạc điện tử giá tốt nhiều ưu đãi, vui lòng tham khảo các sản phẩm:

Mọi chi tiết xin liên hệ:

  • CÔNG TY CP PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ TRẮC ĐỊA VIỆT NAM
  • Văn phòng miền Bắc: Số 21, ngõ 10 – đường Trần Duy Hưng – TP.Hà Nội
  • Website chính thức: https://rtkvn.vn/
  • Điện thoại: 0243 7756647 – 0913378648
  • Đại diện: Ông Nguyễn Văn Dũng
  • MST: 0102305681

Xem thêm

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *