Cách Đo Các Chương Trình Ứng Dụng Bằng Máy Toàn Đạc Leica Flexline (P1)


Loạt bài viết chi tiết A-Z gồm hình ảnh và hình vẽ minh họa cách sử dụng máy toàn đạc điện tử Leica ( FlexLine Series):

  • Các phím cứng, phím mềm, màn hình và cây thư mục – TẠI ĐÂY
  • Cài đặt setting, cài đặt phím FNC, Trigger, User, Định tâm laser và cân bằng bọt thủy điện tử – TẠI ĐÂY
  • Thiết lập và định hướng trạm máy – TẠI ĐÂY
  • Cách đo vẽ bản đồ, chuyển điểm thiết kế ra thực địa, đường thẳng tham chiếu – TẠI ĐÂY
  • Cách đo khoảng cách gián tiếp, đo độ cao không với tới, tính diện tích khối lượng – TẠI ĐÂY
  • Ứng dụng đặc biệt: Cung tham chiếu và mặt phẳng tham chiếu – TẠI ĐÂY
  • Ứng dụng đặc biệt: Ứng dụng giao thông Road 2D, ứng dụng COGO – TẠI ĐÂY
  • Truyền trút dữ liệu – TẠI ĐÂY

Tham Khảo Các Máy Toàn Đạc Điện Tử Được Dùng Nhiều Trên Thị Trường

    Yêu Cầu Báo Giá Máy Toàn Đạc Điện Tử

    *** Quý khách vui lòng cung cấp email và số điện thoại, chúng tôi sẽ gửi báo giá chi tiết tới quý khách ***

    Trong bài viết hôm nay, Công Ty CP Phát Triển Công Nghệ Trắc Địa Việt Nam sẽ hướng dẫn chi tiết 3 chương trình đo ứng dụng cơ bản nhất sử dụng máy toàn đạc điện tử như sau:

    1. Đo vẽ bản đồ ( Surveying)

    Đây là chương trình đo thường được sử dụng phục vụ công tác trắc địa xác định toạ độ, khảo sát đo vẽ thành lập bản đồ địa hình, địa chính,…

    Cách đo: Từ màn hình Main menuProgramsEnter/OK ( Để tiến hành làm việc với chương trình này bạn phải thực hiện thiết lập và định hướng trạm máy trước) . Tiếp theo lựa chọn Survey, màn hình hiện ra:

    hướng dẫn đo survey máy toàn đạc
    Hình 1 – Đo vẽ bản đồ

    Tới đây để tiến hành đo, chỉ việc ấn F4 (Start) để đo, màn hình hiện ra:

    hướng dẫn đo survey máy toàn đạc
    Hình 2 – Đo vẽ bản đồ

    Trước khi đo điểm chi tiết đầu tiên bạn cần nhập vào:

    • Tên điểm (hay số thứ tự) chi tiết ở dòng PtID (ví dụ trên màn hình trên là 1), chú ý rằng tên điểm chi tiết này phải khác tên điểm trạm máy và tên điểm định hướng và khác tên các điểm đã lưu trong job đó. Số thứ tự của điểm chi tiết tiếp theo bạn sẽ không phải nhập nữa mà nó sẽ tự động tăng lên 1 đơn vị.
    • Chiều cao gương (hr), ví dụ ở màn hình trên là 1.5m.
    • Mã (ký hiệu) điểm chi tiết (Remark), vì máy có thể định được nhiều khuôn dạng dữ liệu khác nhau nên việc nhập ký hiệu điểm sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc xử lý số liệu nội nghiệp, nếu đặt định dạng có đuôi “.dxf”, thì việc nối các điểm trên AutoCAD kết hợp với sơ họa thực địa sẽ thực hiện được một cách dễ dàng, nhanh chóng nhờ vào ký hiệu điểm. Ví dụ ở màn hình trên là điểm đo “GOCNHA”, “COTDIEN”,… khi phun điểm trên AutoCAD sẽ có điểm với ký hiệu là GOCNHA, COTDIEN,… xuất hiện.

    Sau đó ấn phím F1 (Meas) để đo lưu.

    Để chuyển sang điểm tiếp theo cần chú ý nhập hrremark, quá trình đo ghi cứ ấn phím F1 (Meas).

    Trong quá trình đo, bạn lưu ý:

    • Để xem tọa độ điểm chi tiết, từ hình 2 ấn phím chuyển đến trang 3 hoặc ấn phím chuyển trang tìm và ấn phím [Manage].
    • Khi đo xong muốn tắt máy để đảm bảo dữ liệu được “an toàn”, bạn nên ấn [ESC] để thoát khỏi chương trình trở về màn hình ban đầu sau đó mới tắt máy.
    • Để kích hoạt gọi mã điểm nhanh (quick code) ấn phím chuyển trang và kích hoạt phím [Code].
    • Để chuyển đổi giữa điểm đặc biệt và điểm hiện tại chỉ việc ấn phím chuyển trang và kích hoạt phím [IndivPt].

    2. Chuyển điểm thiết kế ra thực địa (Stakeout)

    Chương trình này dùng để chuyển điểm từ bản vẽ thiết kế ra thực địa (đã biết trước toạ độ hoặc yếu tố góc và cạnh). Với chương trình này các điểm lỗ khoan thăm dò mở vỉa, khoan cọc nhồi, định vị công trình,…được chuyển ra ngoài thực địa một cách dễ dàng.

    Với giao diện màn hình hiển thị các thông số cần thiết giúp cho việc điều chỉnh khoảng cách gương ra xa, vào gần, sang trái, sang phải máy để đưa điểm đặt gương hiện thời vào đúng vị trí điểm cần chuyển ra thực địa, do vậy công việc trở lên nhanh hơn và kinh tế hơn rất nhiều.

    Các bước thực hiện:

    Từ màn hình Main menuProgramsEnter/OK → Stakeout, màn hình hiện ra:

    Chuyển điểm thiết kế ra thực địa
    Stakeout – Hình 1

    (Tương tự như với chương trình Surveying trước khi tiến hành làm việc với chương trình stakeout bạn cũng phải thực hiện lần lượt các bước để thiết lập và định hướng trạm máy toàn đạc)

    • Mục Settings: Bạn cài đặt như sau:
      • Prefix: Cài đặt thêm ký tự vào đằng trước tên điểm gốc cần chuyển ra thực địa cho việc phân biệt tên điểm sau này.
      • Suffix: Cài đặt thêm ký tự vào đằng sau tên điểm gốc cần chuyển ra thực địa cho việc phân biệt tên điểm sau này.
      • Off: Điểm chuyển ra ngoài được lưu lại giữ nguyên hiện trạng tên ban đầu
      • Stakeout beeep: âm báo khi tìm được điểm thiết kế ngoài thực địa.
    • Ấn Start để bắt đầu chuyển điểm thiết kế ra thực địa- sau đó màn hình hiện ra:
    Chuyển điểm thiết kế ra thực địa
    Stakeout – Hình 2

    Tới đây bạn có 2 cách chuyển điểm thiết kế ra thực địa như sau:

    • Cách 1: Chuyển điểm thiết kế ra thực địa dựa vào tọa độ đã biết, có thể:
      • Nhập trực tiếp toạ độ điểm thiết kế vào
      • Gọi điểm thiết kế đã lưu trong bộ nhớ ra.
    • Cách 2: Chuyển điểm thiết kế ra thực địa dựa vào góc phương vị và khoảng cách đã biết.

    Trước khi thực hiện cả 2 cách trên, từ màn hình số 2 bạn cần ấn F4 (↓) 2 lần cho đến khi màn hình ở chân máy hiện ra: ENH, B&Dist, MANUAL như hình dưới:

    Chuyển điểm thiết kế ra thực địa
    Stakeout – Hình 3

    Cách 1: Chuyển điểm thiết kế ra thực địa dựa vào tọa độ đã biết

    Trường hợp 1: Nhập trực tiếp toạ độ điểm thiết kế vào.

    Với cách này bạn có thể nhập vào tọa độ điểm thiết kế lưu luôn vào máy hoặc không lưu vào máy.

    • Trường hợp 1.1 nhập toạ độ điểm thiết kế vào, lưu lại trong máy. Từ màn hình 3, Ấn phím F1 (ENH), màn hình hiện ra như sau:
    Chuyển điểm thiết kế ra thực địa
    Stakeout – Hình 4
    • Tiếp theo làm lần lượt như sau:
      • Nhập vào tên điểm (PtID), tên điểm này không được trùng với tên các điểm đã có trong job đang làm việc (ví dụ điểm TK1 như hình 5).
      • Nhập vào tọa độ điểm thiết kế, với: East (Y), North (X), Height (H)

    Sau đó ấn Enter/OK → [Cont], màn hình hiện ra như sau:

    Chuyển điểm thiết kế ra thực địa
    Stakeout – Hình 5

    Tới đây bạn tiếp tục ấn F4 (↓) để trên dòng thông điệp hiển thị có phím [DIST]. Tiếp theo quay máy sao cho góc bằng ở dòng ΔHz = 00º00’00’’, giữ nguyên bàn độ ngang ở trạng thái này rồi ấn phím [DIST] để đo khoảng cách

    Người đứng máy nhìn khoảng cách và hướng mũi tên hiển thị trên dòng Δicon 3 e1593830302593 để điều chỉnh người đi gương tới khi đo được khoảng cách trên dòng này = 0 là đúng vị trí thiết kế.

    Sau khi tìm được vị trí mặt bằng, bạn dựa vào chênh cao và mũi tên hiển thị trên dòng Δicon 2 e1593830318490 để điều chỉnh người đi gương nâng lên, hạ xuống sao cho cao độ ở dòng này = 0, khi đó vị trí chân sào gương chính là cao độ của điểm thiết kế. Quá trình đo ấn phím [DIST] nếu muốn lưu ấn phím [DIST] + [Store].

    Để chuyển sang chuyển điểm thiết kế khác làm tương tự.

    • Trường hợp 1.2: Nhập toạ độ điểm thiết kế vào không lưu lại trong máy: Từ màn hình số 3 ấn Manual nhập tọa độ điểm thiết kế vào và ấn phím ENTER/OK → [Cont] , tới đây làm tương tự như trên

    Trường hợp 2: Gọi điểm thiết kế đã lưu trong bộ nhớ ra

    Nếu số lượng điểm thiết kế cần chuyển ra thực địa lớn bạn có thể dựa vào các tọa độ thiết kế để nhập sẵn vào máy hoặc nhập từ máy vi tính sau đó chuyển vào máy để tiện cho quá trình chuyển điểm ngoài thực địa.

    Sau khi thao tác đến khi màn hình hiển thị như hình số 2, bạn có thể gọi điểm đã lưu trong bộ nhớ ra bằng cách:

    • Dùng phím di chuyển sang trái/sang phải ở dòng PtID (khi thanh sáng ở dòng này) để lựa chọn điểm cần chuyển ra ngoài thực địa.
    Chuyển điểm thiết kế ra thực địa
    Stakeout – Hinh 6
    • Trong trường hợp số lượng điểm trong bộ nhớ nhiều, để thao tác được nhanh bạn nên đưa thanh sáng lên dòng “Find:” sau đó nhập tên điểm cần chuyển ra ngoài thực địa (ví dụ điểm TK2), ấn phím Enter/OK → [Cont].
    Chuyển điểm thiết kế ra thực địa
    Stakeout – Hình 7

    Sau đó, thao tác như trên

    Cách 2: Chuyển điểm thiết kế ra thực địa dựa vào góc phương vị và khoảng cách

    Từ màn hình như hình vẽ số 3, ấn phím [B&Dist], màn hình hiện ra:

    Chuyển điểm thiết kế ra thực địa
    Stakeout – Hình 8

    Tới đây bạn cần nhập vào:

    • PtID: Tên điểm, ví dụ màn hình dưới là điểm 15
    • Brg: Góc phương vị
    • icon 3 e1593830302593 : Khoảng cách ngang.

    Sau đó ấn Enter, màn hình hiện ra như sau:

    Chuyển điểm thiết kế ra thực địa
    Stakeout – Hình 9

    Tiếp theo người đứng máy quay máy sao cho góc bằng ở dòng ΔHz = 0º00’00’’, sau đó giữ nguyên vị trí bàn độ và điều chỉnh người đi gương vào đúng hướng tia ngắm rồi ấn phím [DIST] để đo.

    Dựa vào khoảng cách hiển thị trên dòng Δicon 3 e1593830302593, người đứng máy điều chỉnh người đi gương sao cho khoảng cách đo được trên dòng này = 0, đó chính là điểm thiết kế cần tìm.

    Quá trình đo ấn phím [DIST], để lưu lại kết quả đo, ấn phím [DIST] + [Store].

    3. Reference Line ( Đường thẳng tham chiếu)

    Chương trình này cho phép xác định đường thẳng gốc và sau đó lựa chọn thực hiện các công việc:

    • Line & offset (Đoạn thẳng và khoảng cách vuông góc với đoạn thẳng)
    • Grid stake out (Chuyển thiết kế dạng mắt lưới ra thực địa)
    • Stake out points (Chuyển các điểm thiết kế ra thực địa)
    • Line segmentation stake out (Chuyển thiết kế dạng đoạn thẳng ra thực địa)

    Như vậy nó có thể ứng dụng cho các công việc:

    • Chuyển điểm thiết kế ra thực địa dựa theo đường thẳng tham chiếu
    • Dựng một đường thẳng song song với một đường thẳng cho trước
    • Kiểm tra tính song song, vuông góc của 2 hoặc nhiều đường thẳng
    • Kiểm tra tim công trình, và các điểm giao nhau giữa các trục chính, trục phụ trong xây dựng,….

    Đường thẳng tham chiếu

    Các điểm gốc tạo đường thẳng gốc, có thể được đo trực tiếp ngoài thực địa, được nhập vào bằng tay hoặc gọi trong bộ nhớ máy ra. Đường thẳng tham chiếu có thể là chính đường gốc (một trục/cạnh nào đó của công trình,…) hoặc được xác định bằng cách tham chiếu tới đường gốc.

    Đường thẳng tham chiếu có thể được dịch chuyển song song (khoảng cách Offset), theo chiều dọc (khoảng cách Line) hoặc theo chiều thẳng đứng (theo Height) so với đường gốc, hoặc quay quanh (Rotate) điểm gốc thứ nhất một góc cần thiết.

    Đường thẳng tham chiếu

    Trong hình vẽ:

    • Điểm 1 và 2 là điểm gốc thứ nhất và thứ hai.
    • Đường thẳng 3 là đường thẳng gốc (Base line)
    • Đường thẳng 4 là đường thẳng tham chiếu

    Bắt đầu chương trình: Từ màn hình Main menu → Chọn Programs → ấn Enter/OK. → lựa chọn Ref.Line (Ref.EL), màn hình hiện ra:

    Chương trình đường thẳng tham chiếu
    Chương trình đường thẳng tham chiếu – Hình 1

    Tiếp theo bạn cần đặt tên job và làm các bước trong thiết lập và định hướng trạm máy đã trình bày trước đây. Để tiến hành đo ấn F4 (Start), màn hình hiện ra:

    Chương trình đường thẳng tham chiếu
    Chương trình đường thẳng tham chiếu – Hình 2

    Tới đây tiến hành tạo đường thẳng tham chiếu để định vị hoặc kiểm tra, có 2 cách tạo:

    Tạo đường thẳng tham chiếu – Cách 1: Đo trực tiếp ngoài thực địa

    Như ta đã biết để tạo thành một đường thẳng thì ít nhất phải biết 2 điểm, do vậy để tạo đường thẳng gốc ta phải đo tới 2 điểm gốc.

    Từ màn hình số 2, để đo tới điểm gốc:

    • Nhập tên điểm thứ nhất (Point 1)
    • Nhập chiều cao gương (hr)

    Sau đó ngắm vào điểm gốc thứ nhất, ấn phím [Meas] để đo, màn hình hiện ra:

    Tạo đường tham chiếu
    Chương trình đường tham chiếu – Hình 3

    Tiến hành đo tới điểm thứ 2 làm tương tự điểm thứ nhất, đo xong điểm thứ 2 màn hình hiện ra:

    Tạo đường tham chiếu
    Chương trình đường tham chiếu – Hình 4

    Tới đây nếu muốn:

    • Sử dụng luôn đường thẳng gốc vừa đo làm đường thẳng tham chiếu thì chỉ việc tiến hành đo kiểm tra (Meas Pt) hoặc chuyển điểm thiết kế ra thực địa (Stake).
    • Nếu muốn tạo đường thẳng tham chiếu dựa vào đường thẳng gốc thì nhập các giá trị:
      • Dịch chuyển song song (tức theo khoảng cách Offset) so với đường gốc
      • Theo chiều dọc (khoảng cách Line) so với đường gốc
      • Theo chiều thẳng đứng (theo Height) so với đường gốc
      • Quay quanh (Rotate) điểm gốc thứ nhất một góc (nếu cần).

    Tại trang 2 của màn hình số 4: Độ cao tham chiếu (Height Reference) có thể lựa chọn độ cao của điểm đầu (point 1), điểm cuối (Point 2) hoặc nội suy (interpolated) theo đường thẳng gốc.

    Tạo đường thẳng tham chiếu cách 2: Gọi điểm từ trong bộ nhớ ra

    Cách làm:

    • Để gọi điểm trong bộ nhớ ra làm điểm gốc thứ nhất, thì từ hình 30 chỉ việc nhập tên điểm cần làm điểm gốc thứ nhất rồi ấn phím [Find] sau đó ấn [Cont].
    • Chuyến sang điểm gốc thứ 2 làm tương tự.

    Tiếp theo bạn có thể làm một trong các công việc đã nêu ở trên, ở đây xin được nêu ra cách đo kiểm tra (Meas Pt) và chuyển điểm thiết kế ra thực địa (Stake) dựa theo đường thẳng tham chiếu (reference line).

    3.1 Đo kiểm tra

    Mô tả phép đo Line & Offset:

    Mô tả phép đo Line & Offset

    • P0 : Trạm máy
    • P1 : Điểm đầu
    • P2 : Điểm cuối
    • P3 : Điểm đo
    • P4 : Điểm tham chiếu
    • d1 : Khoảng cách ΔOffset
    • d2 : Khoảng cách ΔLine

    Ví dụ mô tả khoảng cách tham chiếu:

    Ví dụ mô tả khoảng cách tham chiếu:

    • P1 : Điểm đầu
    • P2 : Điểm đo tới
    • P3 : Điểm đo tới
    • a : Độ cao tham chiếu
    • d1 : Chênh cao giữa điểm đầu P1 và độ cao tham chiếu
    • d2 : Chênh cao giữa điểm P2 và độ cao tham chiếu
    • d3 : Chênh cao giữa điểm P3 và độ cao tham chiếu

    Khi đã thực hiện đến màn hình 4, nếu muốn đo kiểm tra vị trí điểm xem có đúng thiết kế không, ấn phím (Meas PT), màn hình hiện ra:

    Đo kiểm tra
    Đo kiểm tra – Chương trình đường thẳng tham chiếu – Hình 5

    Để đo ấn phím [Meas] đo ghi hoặc ấn phím [DIST] + [Store] sau khi đo xong các số liệu: Offset, Line, và chênh cao so với đường thẳng tham chiếu sẽ được hiển thị cho ta biết được vị trí tương hỗ của điểm đó có đúng với thiết kế hay không.

    3.2 Chuyển điểm thiết kế ra thực địa dựa vào đường thẳng tham chiếu

    3.2.1 Dạng điểm (Stake out points)

    Từ màn hình như hình 4, ấn phím [Stake], màn hình hiện ra:

    Chuyển điểm thiết kế ra thực địa dựa vào đường thẳng tham chiếu
    Chương trình đường thẳng tham chiếu – Hình 6

    Sau đó tiến hành nhập các giá trị:

    • Dịch chuyển dọc (Line) so với đường thẳng tham chiếu
    • Dịch chuyển vuông góc (Offset) so với đường thẳng tham chiếu
    • Cao độ của điểm thiết kế.
    • Chiều cao gương (hr).

    Ấn phím [Cont], màn hình hiện ra:

    Chuyển điểm thiết kế ra thực địa dựa vào đường thẳng tham chiế dạng điểm
    Chương trình đường thẳng tham chiếu – Hình 7

    Sau đó tiến hành quay máy sao cho góc bằng ở dòng Hz = 0º00’00’’, rồi tiến hành ấn phím F1 (DIST) để đo, điều khiển dịch chuyển gương sao cho khoảng cách ngang ở dòng Δicon 3 e1593830302593 = 0 (m).

    Để chuyển sang điểm khác ấn phím F4[Next Pt]

    3.2.2 Dạng mắt lươi (Grid Stake out)

    Mô tả ứng dụng Grid

    Mô tả ứng dụng GRID

    • RP1: Điểm gốc thứ nhất
    • RP2: Điểm gốc thứ hai
    • RL : Đường thẳng tham chiếu
    • d1 : Khoảng cách bắt đầu từ điểm RP1
    • Incr+/ Incr- :Khoảng cách tăng/ giảm của mắt lưới
    • Offf+/ Offf- :Khoảng cách vuông góc với đường RL tương ứng bên phải/ trái

    Bắt đầu tiến hành: Sau khi thực hiện công việc đến màn hình như hình 4. Ấn phím [Grid], màn hình hiện ra:

    Chuyển điểm thiết kế ra thực địa dựa vào đường thẳng tham chiếu dạng mặt lướt
    Chương Trình Đường Thằng Tham Chiếu – Hình 8

    Tiếp theo:

    • Nhập giá trị khoảng từ điểm bắt đầu của đường thẳng tham chiếu tới điểm bắt đầu của mắt lưới (Start Chain),
    • Đoạn khoảng cách tăng trong mắt lưới (Incrementation)
    • Khoảng cách Offset từ đường thẳng tham chiếu.

    Ấn [Cont] để thực hiện công việc

    Giải nghĩa các ký hiệu trong màn hình  Reference Grid

    • Chn: Mắt lưới của điểm thiết kế ngoài thực địa
    • Offs: Giá trị tăng khoảng cách Offset, điểm thiết kế nằm bên phải đường thẳng tham chiếu
    • ΔHz: Góc bằng từ điểm đo tới điểm thiết kế ngoài thực địa. Có giá trị dương nếu ống kính quay theo chiều kim đồng hồ tới điểm thiết kế
    • Δicon 3 e1593830302593: Khoảng cách ngang từ điểm đo tới điểm thiết kế. Có giá trị dương nếu điểm thiết kế ở xa hơn điểm đã đo
    • Δicon 2 e1593830318490: Chênh cao từ điểm đo tới điểm thiết kế. Có giá trị dương nếu điểm thiết kế cao hơn điểm đã đo.
    • Line: Giá trị tăng mắt lưới. Điểm thiết kế năm ở hướng từ điểm đầu tới điểm thứ hai của đường thẳng tham chiếu.
    • ΔL: Khoảng cách kinh tuyến (Longitudinal distance) từ điểm đo tới điểm thiết kế. Có giá trị dương nếu điểm thiết kế xa hơn điểm đo
    • ΔO: Khoảng cách vuông góc từ điểm đo tới điểm thiết kế. Có giá trị dương nếu điểm thiết kế nằm bên phải của điểm đã đo.

    3.2.3 Dạng đoạn thẳng (Line Segmentation)

    Chương trình phụ chia đoạn thẳng tính toán và hiển thị các yếu tố chuyển điểm thiết kế ra thực địa cho các điểm nằm dọc theo đường thẳng, trên cơ sở phương pháp trực giao (∆L, ∆O, ∆H) và phương pháp toạ độ cực .

    Chia các đoạn thẳng được giới hạn tới đường thẳng tham chiếu, giữa các điểm bắt đầu và điểm kết thúc của đoạn thẳng.

    Chuyển điểm thiết kế ra thực địa dựa vào đường thẳng tham chiếu dạng đoạn thẳng
    Hình vẽ mô tả phương pháp
    • P0 : Trạm máy
    • RP1 : Điểm gốc tham chiếu thứ nhất
    • RP2 : Điểm gốc tham chiếu thứ hai
    • RL : Đường thẳng tham chiếu
    • d1 : Chiều dài đoạn
    • d2 : Đoạn cuối

    Sau khi thực hiện công việc đến màn hình như hình 4. Ấn phím ( ) để chuyển đến chứng năng “Segment”, màn hình hiện ra:

    Đưa điểm thiết kế ra thực địa bằng đường thẳng tham chiếu dạng đường thẳng
    Chương Trình Đường Tham Chiếu – Hình 9

    Tiếp theo nhập giá trị chiều dài đoạn thẳng cần chia (Segment Length), máy sẽ tính ra số đoạn (Segment No.) và chiều dài đoạn cuối (Misclosur) cho chúng ta, nếu tại dòng Distrib, chọn:

    • None (chiều dài đoạn cuối sẽ được đặt ở ngay sau đoạn cuối của chuỗi);
    • Equal (phân bổ đều chiều dài đoạn cuối cho các đoạn thuộc chuỗi);
    • At Start (chiều dài đoạn cuối sẽ được đặt ngay trước đoạn đầu của chuỗi );
    • StartEnd (Chiều dài đoạn cuối được chia đều ở trước đoạn đầu và đoạn cuối của chuỗi).

    Ấn [Cont] để thực hiện công việc.

    Giải nghĩa các ký hiệu trong giao diện màn hình “Line Segmet – Stake out”:

    • Segm: Số đoạn, bao gồm cả đoạn cuối nếu có
    • CumL: Khoảng cách dồn của các đoạn. Thay đổi với số đoạn hiện tại. Bao gồm cả chiều dài đoạn cuối nếu có.
    • ΔHz: Góc bằng từ điểm đo tới điểm thiết kế ngoài thực địa. Có giá trị dương nếu ống kính quay theo chiều kim đồng hồ tới điểm thiết kế.
    • Δicon 3 e1593830302593: Khoảng cách ngang từ điểm đo tới điểm thiết kế. Có giá trị dương nếu điểm thiết kế ở xa hơn điểm đã đo
    • Δicon 2 e1593830318490: Chênh cao từ điểm đo tới điểm thiết kế. Có giá trị dương nếu điểm thiết kế cao hơn điểm đã đo.
    • Line: Giá trị tăng mắt lưới. Điểm thiết kế năm ở hướng từ điểm đầu tới điểm thứ hai của đường thẳng tham chiếu
    • ΔL: Khoảng cách kinh tuyến (Longitudinal distance) từ điểm đo tới điểm thiết kế. Có giá trị dương nếu điểm thiết kế xa hơn điểm đo.
    • ΔO: Khoảng cách vuông góc từ điểm đo tới điểm thiết kế. Có giá trị dương nếu điểm thiết kế nằm bên phải của điểm đã đo

    Các thông báo có thể hiển thị trong quá trình đo:

    • Baseline too short!: Đường tham chiếu ngắn hơn 1cm. Lựa chọn lại các điểm gốc tạo đường tham chiếu xa hơn
    • Coordinates invalid!: Không có toạ độ hoặc toạ độ sai. Đảm bảo rằng các điểm đã sử dụng có toạ độ X, Y
    • Recording to interface!: Data Output được cài đặt để ở Interface trong trình đơn Data Settings. Để thực hiện được đường tham chiếu, Data Output phải được cài đặt để trong Internal Memory.

    Bài viết nằm trong series hướng dẫn sử dụng máy toàn đạc điện tử – Do Công Ty CP Phát Triển Công Nghệ Trắc Địa Việt Nam – Đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực phân phối máy trắc địa và dịch vụ đo đạc.

    Lưu ý: Khi mua các sản phẩm, dịch vụ của chúng tôi, ngoài việc được hưởng chính sách bảo hành của hãng, bạn còn được hưởng chế độ bảo trì 24 tháng tại cửa hàng.

    Tham khảo

    Công Ty CP Phát Triển Công Nghệ Trắc Địa Việt Nam là đơn vị hàng đầu, chuyên cung cấp các loại máy trắc đạc chính hãng và sửa chữa máy toàn đạcmáy toàn đạc điện tửsửa chữa máy thủy chuẩnmáy thủy bìnhmáy GPS RTK  máy kinh vĩ điện tửmáy thủy bình laser tự độngmáy cân mực lasermáy chiếu đứngUAV RTKbộ đàm cầm tay, phụ kiện trắc địadịch vụ trắc địa.

    Chúng tôi cung cấp sản phẩm trắc địa chính hãng tại Việt Nam, quý khách mua hàng của Công Ty chúng tôi sẽ nhận được giá tốt nhất cùng chính sách ưu đãi.

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *