Hướng Dẫn Sử Dụng Máy Toàn Đạc Nikon DTM-322/332/352/362 (Phần 3)

Hướng Dẫn Sử Dụng Máy Toàn Đạc Nikon DTM-322/332/352/362

Nếu bạn đang tìm hiểu Cách Sử Dụng Máy Toàn Đạc Nikon DTM-322/332/352/362 thì bạn đã tìm đúng chỗ, Công Ty CP Phát Triển Công Nghệ Trắc Địa Việt Nam xuất bản tài liệu dựa trên 15 năm kinh nghiệm khảo sát, đo đạc.

Loạt bài viết hướng dẫn sử dụng máy toàn đạc điện tử Nikon DTM-322/332/352/362 gồm 4 phần:

Phần 1

  • Làm quen với màn hình, bàn phím
  • Chuẩn bị máy để làm việc
Chi tiết tại đây

Phần 2

  • Thiết lập và định hướng trạm máy
  • Đo chế độ kinh vĩ
Chi tiết tại đây

Phần 3

  • Đo chi tiết, tìm điểm khuất
  • Chuyển điểm ra thực địa
Chi tiết tại đây

Phần 4

  • Chương trình giải toán COGO
  • Một số lỗi và cách khắc phục
Chi tiết tại đây

Tham Khảo Các Máy Toàn Đạc Điện Tử Được Dùng Nhiều Trên Thị Trường

    Yêu Cầu Báo Giá Máy Toàn Đạc Điện Tử

    *** Quý khách vui lòng cung cấp email và số điện thoại, chúng tôi sẽ gửi báo giá chi tiết tới quý khách ***

    Hướng Dẫn Sử Dụng Máy Toàn Đạc Nikon DTM-322/332/352/362 (Phần 3): Đo Chi Tiết

    Sau khi thực hiện xong việc thiết lập và đặt trạm máy, màn hình đo chính của máy xuất hiện.

    Để đo, ta di chuyển gương tới điểm cần đongắm bắt gương →bấm phím đo MSR1/MSR2Máy sẽ hiển thị kết quả đo → Ta nhập PT, HT, CD.

    Chú ý: Khi đã cài đặt máy với các tham số đồng bộ và phím đo MSR1/MSR2 ở chế độ All, thì sau khi ấn phím đo, kết quả sẽ tự động ghi vào bộ nhớ.

    Dưới đây là những Ứng dụng đo đạc của máy toàn đạc điện tử Nikon DTM-322, Được phân bổ và lấy ra sử dụng bằng 3 phím, mỗi phím bao hàm một danh mục các thao tác đo và ứng dụng khác nhau:

    • PRG: Chương trình đo
    • S-0: Tìm điểm trên thực địa
    • O/S: Tìm điểm khuất

    1. Các Chương Trình Đo Máy Toàn Đạc Nikon DTM-322/332/352/362 (Phím PRG)

    Sau khi khởi động máy → định hướng và thiết lập trạm máy → Ấn PRG → Xuất hiện hai chương trình đo Programs với 2 trang7 mục đo:

    Chương trình đo máy toàn đạc DTM-322/332/352/362

    Dưới đây là hướng dẫn cách đo từng phần trong mục chương trình đo programs của máy toàn đạc điện tử Nikon DTM-322/332/352/362.

    1.1 Đường tham chiếu 2Pt RefLine

    Chương trình đo đường tham chiếu RefLine được dùng để tính điểm khuất hướng nằm trên đoạn thẳng ( Đi qua 2 điểm) bằng cách đo tới điểm hỗ trợ nằm vuông góc với nó. Chức năng này cho kết quả tính điểm nằm trên đoạn thẳng và tạo thành góc vuông với điểm đặt gương.

    Chương trình đo đường tham chiếu

    Thao tác: Thiết lập và định hướng trạm máy → PRG2PT Refline → Nhập tên điểm P1, P2.

    Nếu điểm chưa có trong bộ nhớ, ta ấn MsrPT để đo, hoặc chọn từ danh sách (List) hoặc từ nhóm đểm (Stack).

    Chương trình đo tham chiếu

    Nhập chiều cao gương (HT) →Màn hình hiện kết quả tính điểm cần tìm khi đo:

    • STA: Khoảng cách tính từ điểm P1.
    • O/S: Khoảng cách tính từ nó tới điểm đặt gương.
    • dZ: Chênh cao giữa điểm P1 và điểm đặt gương.
    Sử Dụng Máy Toàn Đạc Điện Tử Nikon Focus
    • Ấn DSP lật trang hiển thị các thông số.
    • Ấn ESC → Thoát chức năng không lưu điểm này → ấn ENT hiển thị cửa sổ nhập tên điểm PT, cao gương HT, mã địa hình CD để lưu lại bộ nhớ.
    Đo chương trình đường tham chiếu

    1.2 Chương trình cung tham chiếu Arc RefLine

    Chương trình này dùng để tính điểm nằm trên một cung tròn (Đi qua 1 điểm đã biết), Bằng cách đo điểm gương hỗ trợ nằm vuông góc với nó.

    Thao tác: Định hướng và thiết lập trạm máy → PRGArc RefLine.

    chương trình cung tham chiếu máy toàn đạc Nikon DTM-322/332/352/362

    Lần lượt nhập:

    • P1: Nhập tên điểm chứa cung tròn.
    • AZ1: Góc phương vị tiếp tuyến.

    (Nếu chưa có trong bộ nhớ, ta dùng MsrPT để đo, hoặc chọn từ danh sách điểm List, hoặc nhóm điểm Stack)

    chuong trinh cung tham chieu 2

    → Xuất hiện 3 cách xác định vị trí cung tròn:

    • P2-AZ2: Cung đi qua điểm chứa đã biết góc phương vị tiếp tuyến.
    • Rad-AZ2: Bán kính cung và góc phương vị tiếp tuyến đã biết.
    • Rad-Length: Bán kính cung và chiều dài dây cung đã biết.
    Chương trình cung tham chiếu

    Khi nhập đủ các tham số, màn hình hiển thị kết quả tính:

    • STA: Khoảng cách tính từ điểm P1.
    • O/S: Khoảng cách tính từ nó tới điểm đặt gương.
    • dZ: Chênh cao giữa P1 và điểm đặt gương.
    Chương trình cung tham chiếu

    Ấn DSP để lật trang hiển thị các thông số. Ấn ENT nhập PT, HT, CD để lưu vào bộ nhớ.

    1.3 Đo gián tiếp xuyên tâm (RDM Radial)

    Đo xuyên tâm

    Chức năng này cho kết quả tính thông số tương quan giữa hai điểm đo, một điểm chọn cố định → ấn MSR1/MSR2 đo → ấn DSP để lật trang → Ghi vào bộ nhớ ấn ENT.

    Đo gián tiếp xuyên tâm

    1.4 Đo gián tiếp liên tục (RDM Cont)

    do gian tiep lien tuc

    Chức năng này cho kết quả tính thông số tương quan trực tiếp giữa hai điểm đo liên tiếp: Ấn MSR1/MSR2 để đo → ấn DSP để lật trang cửa sổ → ấn ENT để ghi vào bộ nhớ.

    1.5 Đo chiều cao không với tới (REM)

    do chieu cao khong voi toi 1

    Chức năng này cho kết quả tính chiều cao từ điểm đặt gương thẳng lên phía đỉnh mà gương không với tới.

    Thao tác: Thiết lập trạm máy → PRGREM → Hiện cửa số nhập cao gương HT → Ngắm gương ấn phím MSR1/MSR2 để đo → Hướng ống kính bắt điểm cần đo thẳng đứng với điểm đặt gương → Hiện ra chiều cao từ đáy sào gương tới điểm ngắm Vh → Ngắm đáy sào gương ấn ENT để ghi vào bộ nhớ.

    Đo cao không với tới

    1.6 Đo điểm nằm trên mặt phẳng đi qua hai điểm đã biết (V-Plane)

    do diem tren mat phang di qua 2 diem da biet

    Chức năng này cho kết quả tính điểm nằm trên một mặt phẳng đứng chứa hai điểm đã biết.

    Thao tác: Đặt trạm máyPRGV-Plane → Nhập tên điểm P1, P2 → Nhập cao gương HTNgắm đo tới gương → Màn hình hiển thị kết quả đo:

    • STA: Khoảng cách tính từ P1
    • dZ: Chênh cao giữa P1 và điểm đặt gương

    Ấn DSP tuần tự lật các trang màn hình hiển thị thông số → Ấn ESC để thoát chức năng hoặc ấn ENT rồi nhập PT, HT, CD để lưu lại.

    Đo điểm nằm trên mặt phẳng đi qua hai điểm đã biết (V-Plane)

    1.7 Đo điểm nằm trên mặt phẳng dốc đi qua ba điểm đã biết (S-Plane)

    do-diem-nam-tren-mat-phang-doc-di-qua-3-diem-da-biet-s-plane-1

    Chức năng này cho kết quả tính điểm nằm trên một mặt phẳng dốc chứa ba điểm đã biết.

    Thao tác:

    • Thiết lập và định hướng trạm máy → PRGS-Plane → Nhập tên điểm P1, P2, P3.
    • Có thể nhập điểm tạm dùng (Không ghi vào bộ nhớ) bằng cách ấn ENT khi con trỏ đang ở trường nhập tên điểm.
    • Nếu ấn phím mềm 2PT → Màn hình báo kết quả tính điểm nằm trên mặt phẳng đi qua hai điểm đó:
      • a: Khoảng cách tính từ P1 tới điểm cần tính hạ xuông góc trên đoạn P1-P2
      • b: Chiều cao đoạn hạ vuông góc từ điểm cần tính tới đoạn P1-P2
    Đo điểm nằm trên mặt phẳng dốc đi qua ba điểm đã biết (S-Plane)
    • Nhập cao gương HT.
    • Ấn DSP để lật các trang hiển thị thông số.
    • Ấn ESC để thoát chức năng, hoặc ENT rồi nhập PT, CD để lưu vào bộ nhớ.
    do diem nam tren mat phang doc di qua 3 diem da biet s plane 2

    2. Tìm Điểm Trên Thực Địa Với Máy Toàn Đạc Nikon DTM-322/332/352/362 (Phím S-O)

    Sau khi bật máy → Mở công việc → Thiết lập và định hướng trạm máy → ấn S-O → Màn hình Stakeout xuất hiện với bốn danh mục đo tìm điểm:

    Chương trình Stakeout máy toàn đạc điện tử DTM-322/352/332/362

    Dưới đây là thao tác sử dụng 4 ứng dụng tìm điểm trên thực địa:

    2.1 Tìm điểm cách trạm máy một cư ly và một góc đã biết (HA-HD)

    Thao tác:

    • Khởi động → Mở Job → Thiết lập và định hướng trạm máy → S-OHA-HD → Xuất hiện màn hình nhập khoảng cách và góc (Angle&Dist), ta nhập lần lượt:
      • HD: Nhập khoảng cách
      • dVD: Chênh cao
      • HA: Góc kẹp
    • Sau khi nhập xong, ta xoay thân máy cho tới khi góc HA về 0 → Khóa bàn độ ngang, đóng hướng và di chuyển gương → Tuần tự ấn MSR1/MSR2 để đo cho tới khi các kết quả tính về 0.
    • Nhớ ấn nhập chiều cao gương HT, nhiệt độ và áp suất T-P. Dùng phím DSP lật các trang hiển thị → Kết thúc ấn ENT để ghi kết quả vào bộ nhớ.
    Chuyển điểm thiết kế ra thực địa

    2.2 Tìm điểm khi biết tọa độ (XYZ)

    Thao tác:

    • Khởi động máy → Mở Job → Thiết lập và định hướng trạm máy → S-OXYZ → Xuất hiện màn hình Input Point, ta nhập:
      • PT: Tên điểm
      • Rad: Cự ly tính từ trạm máy.
      • CD: Mã địa hình.
    • Ngoài ra, các phím mềm:
      • Fr/To: Lập danh sách điểm cần tìm.
      • List: Chọn điểm từ danh sách
      • Stack: Chọn điểm từ một nhóm
    • Sau khi nhập đủ dữ liệu, màn hình tính hiện ra:
      • dHA: Hướng quay góc ngang tới điểm cần tìm
      • HD: Cự ly tới điểm cần tìm.
    • Ta xoay thân máy cho tới khi góc dHA về 0, khóa bàn độ ngang, dóng hướng và di chuyển gương → Tuần tự ấn MSR1/MSR2 đo cho tới khi các kết quả tính về 0.
    • Nhớ ấn phím HOT nhập cao gương HT, nhiệt độ và áp suất T-P. Dùng phím DSP lật các trang hiển thị → Kết thúc ấn ENT ghi kết quả vào bộ nhớ.
    tìm điểm thiết kế khi biết tọa độ

    1.3 Chia đều một đoạn thẳng tính từ trạm máy (DivLine S-O)

    Thao tác:

    Khởi động → Mở Job → Thiết lập và định hướng trạm máy → S-O → DivLine S-O → Đặt gương tới điểm cuối đoạn cần chia → Ngắm đo tới gương → Màn hình hiển thị chiều dài cạnh chia → Nhập số khoảng cách chia đều Span Total → Màn hình hiển thị cự ly để di chuyển gương tới điểm chia → Ngắm đo cho tới khi các giá trị về 0 → Ấn ENT lưu vào bộ nhớ.

    chia deu doan thang

    1.4 Đo tìm điểm nằm trên đoạn thẳng nhờ cự ly hỗ trợ tới một điểm gương đã biết RefLine S-O

    Sau khi đặt trạm → ấn S-O → Chọn RefLine S-O → Tuần tự nhập P1, P2 của đoạn thẳng tham chiếu.

    Nếu điểm chưa có trong bộ nhớ, ta ấn MsrPR để đo hay ấn ENT để nhập tay, hoặc gọi từ danh sách bộ nhớ List hoặc Stack.

    Sau đó, cửa số Input Offsets xuất hiện, ta nhập:

    • STA: Cự ly tới điểm tính từ trạm máy
    • O/S: Cự ly cách điểm đặt gương hỗ trợ (Kèm dấu + nếu nó nằm bên phải hay dấu – nếu nó nằm bên trái đoạn P1-P2)
    • dZ: Chênh cao so với đoạn tham chiếu.

    Nhập xong, màn hình hiện kết quả hiển thị góc ngang dHA → Quay thân máy cho tới khi dHA bằng 0 → Khóa bàn độ ngang → Di chyển gương đúng hướng và ngắm đo cho tới khi kết quả ngắm đo bằng 0.

    Ấn ESC để thoát, ấn DSP để lật các trang hiển thị tham số đo/tính → ấn ENT để ghi điểm vào bộ nhớ kèm khai báo PT, CD.

    RefLine S-O

    3. Đo Các Điểm Khuất Gương Bằng Máy Toàn Đạc Nikon DTM-322/332/352/362 (Phím O/S)

    Phần mềm máy toàn đạc điện tử Nikon DTM-322/332/352/362 gồm 8 chương trình đo điểm khuất (Gương không với tới). Để khởi động chương trình, ta thiết lập định hướng trạm máy, sau đó ấn O/S.

    chuong trinh offset may toan dac nikon dtm322 352 332 362

    3.1 Tính điểm cách gương một cự ly xác định (Tape)

    tim diem cach guong mot cu ly xac dinh

    Ta thực hiện ngắm đo tới điểm đặt gương, nếu chưa đo sẽ cho màn hình ngắm đo điểm tạm thời → Xuất hiện màn hình nhập tay các cự ly của điểm cần tìm cách điểm đo hiện thời, tuần tự nhập:

    • R/L: Sang phải (Dấu cộng), Sang trái (Dấu trừ)
    • O/I: Đi ra (Dấu cộng), Đi vào (Dầu trừ)
    • U/D: Lên (Dấu cộng), Xuống (Dấu trừ)

    Ấn ENT → Xuất hiện màn hình tính tọa độ điểm cần tìm X,Y,Z, ta nhập PT,CD → Ấn ENT để ghi vào bộ nhớ.

    tim diem cach guong mot cu ly xac dinh 2

    3.2 Tính điểm cách điểm đặt gương một góc (Angle)

    Thực hiện ngắm đo tới gương (Nếu chưa đo sẽ cho màn hình ngắm đo điểm tạm thời) → Quay thân máy ngắm điểm cần tìm → Ấn MSR1/MSR2 → Hiển thị kết quả → Nhập HT, PT, CD → Ấn ENT ghi vào bộ nhớ.

    tim diem cach guong mot goc

    3.3 Tìm điểm khuất bằng sào 2 gương (Prism Pole)

    Tuần tự ngắm đo hai điểm gương trên sào hai gương → Nhập cự ly gương tới gương P1,P2, Gương tới điểm cần tìm P2-Tgt → Xuất hiện kết quả tính → Ấn ENT để ghi lại vào bộ nhớ điểm cần tìm.

    Lưu ý: Nếu bỏ trống cự ly P1-P2 sẽ xuất hiện kết quả tính từ phép đo (Để đo với giá trị nhập tay)

    Tìm điểm khuất bằng sào 2 gương (Prism Pole)

    3.4 Tính điểm giao nhau của hai đoan thẳng (+Line by HA)

    Tuần tự nhắm đo tới hai điểm gương trên sào hai gương, rồi điểm gương nằm bên dưới điểm cần tìm, di chuyển ống kính ngắm vào điểm vần tìm ấn ENT → Xuất hiện kết quả tính điểm cần tìm → nhập PT, CD và ấn ENT ghi vào bộ nhớ.

    tinh giao diem cua hai doan thang

    3.5 Tính điểm cách trạm máy một khoảng cách đo chọn

    Chức năng này đo tính cho điểm lân cận mày, những chỗ không gian chật hẹp.

    Nhập khoảng cách HD từ điểm trạm tới điểm đo, ngắm vào nó ấn ENT. Tuần tư nhập PT, HT, CD và ấn ENT để kết thúc.

    Tính điểm cách trạm máy một khoảng cách đo chọn

    3.6 Tính điểm góc (Tường, vách) (Corner)

    Thực hiện đo tới các điểm gương đặt trên tường (Tối thiểu 3 điểm) → ấn Cale hiển thị kết quả tính, cao độ Z lấy ứng với điểm đo cuối cùng, tuần tự nhập PT, HT, CD rồi ấn ENT lưu vào bộ nhớ.

    Tính điểm góc

    3.7 Tính điểm tâm của khối trụ tròn (Circle)

    Thực hiện đo tới rìa khối trụ, để bù vị trí đặt gương chọn +SD → Đo cả rìa đối diện chọn Edge2, tính điểm tâm chọn Cale → Màn hình trả kết quả tọa độ tâm và bán kính khối trụ Rad= → Chọn Redo để bỏ qua kết quả hiển thị hoặc ENT để lưu vào bộ nhớ.

    Tính điểm tâm của khối trụ tròn (Circle)

    3.8 Tính điểm nằm trên đoạn kéo dài của cạnh chéo (Input dSD)

    Sau khi đo xong tới gương, nhập trị số đoạn kéo dài cạnh chéo +SD, kèm theo chiều cao gương HT, ấn ENT ghi điểm mới vào bộ nhớ.

    Tính điểm nằm trên đoạn kéo dài của cạnh chéo (Input dSD)

    Phần 3 Series Bài Viết Hướng Dẫn Sử Dụng Máy Toàn Đạc Nikon DTM-322/332/352/362 kết thúc tại đây.

    Bài viết nằm trong danh sách Hướng Dẫn Sử Dụng Máy Toàn Đạc Điện Tử do Công Ty CP Phát Triển Công Nghệ Trắc Địa Việt Nam – Đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực cung cấp và sửa chữa máy trắc địa –  biên soạn nhắm giúp các bạn sử dụng thành thạo máy toàn đạc khi đo vẽ, khảo sát.

    Mọi chi tiết xin liên hệ:

    • CÔNG TY CP PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ TRẮC ĐỊA VIỆT NAM
    • Địa chỉ: Số 167, phố Chùa Láng – Q.Đống Đa – TP.Hà Nội
    • VPGD: Số 23, ngõ 10 – đường Trần Duy Hưng – Q.Cầu Giấy – TP.Hà Nội
    • Điện thoại: 0243 7756647 – 0913.37.86.48
    • Đại diện: Ông Nguyễn Văn Dũng
    • MST: 0102305681 – STK: 12510000160392
    • Tại Ngân Hàng TMCP Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam – Chi nhánh Đông Đô

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *