Nếu bạn đang tìm hiểu cách sử dụng máy toàn đạc điện tử Topcon ES Series thì bạn đã tìm đúng chỗ. Công Ty CP Phát Triển Công Nghệ Trắc Địa Việt Nam biên soạn tài liệu hướng dẫn sử dụng tất cả các máy toàn đạc điện tử dựa trên 15 năm kinh nghiệm đo đạc, khảo sát, trắc địa.
Hy vọng với tài liệu này, cùng với việc thực hành ngoài thực địa, bạn sẽ sử dụng tốt các dòng máy toàn đạc điện tử TOPCON gồm có:
Loạt bài viết hướng dẫn sử dụng máy toàn đạc điện tử Topcon Es Series gồm 4 phần:
Phần 2:
- Đo không với tới – Tính diện tích
- Bố trí điểm – Bố trí đoạn – Bố trí đường cong
- Giao hội nghịch – Bình sai lưới
Hướng Dẫn Sử Dụng Máy Toàn Đạc Điện Tử Topcon ES Series (Phần 2) – Các chức năng đo trong MODE (MENU)
1. Đo Độ Cao Không Với Tới (REM)
Chức năng này dùng để đo độ cao của vật không thể đặt gương tới như dây điện, ngọn cây… tiếng anh gọi là Remote Height, với máy toàn đạc Topcon Series ES, chức năng này hiển thị trên màn hình là REM, được tìm thấy ở OBS → MENU → REM.
Thao tác:
- Đặt gương dưới điểm cần đo, lưu ý đặt gương sao cho gương với điểm cần đo tạo thành đường thẳng vuông góc với mặt đất.
- Trong OBS → MENU → REM → Ngắm tới gương ấn REM.
- Nhấn HT, nhập các số liệu:
- HI: Cao máy
- HT: Cao gương
- → Chọn OK → Nhấn MEAS để xác định chiều cao tại gương.
- → Bắt máy lên điểm cần đo → Nhấn REM → màn hình hiển thị kết quả, trong đo Ht là chiều cao điểm cần xác định.
2. Tính diện tích (AREA CALC)
Giống như các máy toàn đạc khác, các máy toàn đạc Nikon Series Es cũng được dùng để tính diện tích một mảnh đất ngoài thực địa. Tuy nhiên, nếu bạn sử dụng máy toàn đạc điện tử Leica FlexLine Series, bạn còn có thể tính khối lượng (Gần đúng) của một ụ đất, cát, sỏi…
Thao tác:
- Từ MENU → Chọn AREA CALC → Area Calculation → OBS
- Bắt vào gương cắm vào điểm đầu → ấn MEAS → OK
- Thực hiện tương tự đo tới các điểm còn lại
- Khi đã có tất cả các điểm, ấn CALC để tính diện tích, ấn REC để lưu lại.
3. Bố trí đoạn thẳng với Nikon Es Series (SET-OUT LINE)
Máy toàn đạc Nikon cho phép ta bố trí đoạn thẳng ngoài thực địa với 2 cách: Set-out Line Point và Set-out Line Line, tùy vào từng tình huống mà bạn có thể linh hoạt sử dụng 1 trong 2 cách. Tuy nhiên, trước khi bố trí, ta cần xác định đường Baseline ( Define Baseline)
3.1 Xác định đường thẳng Base Line (Define Baseline)
Ứng dụng này dung để bố trí một đường thẳng dựa vào một Base Line – đường thẳng chuẩn được xác định bằng việc nhập tọa độ 2 điểm hoặc đo trực tiếp từ trạm máy (OCC). Scale vector hiển thị trên màn hình là tỷ số của đoạn baseline.
Thao tác:
- Từ MENU → Chọn S-O Line → Nhập thông tin trạm máy ở Occ.Orien (Đã hướng dẫn ở phần 1) → Chọn Define BaseLine → Nhập tọa độ điểm đầu và điểm thứ 2 → ấn MEAS.
- Sau khi nhập tọa độ cần xác định lại tỷ lệ để đảm bảo độ chính xác → Ấn Function để trở lại thao tác ban đầu.
- Ngắm về điểm 1 → MEAS → Hiển thị tọa độ điểm 1 → STOP – Nhấn YES để sử dụng kết quả điểm 1.
Thực hiện thao tác tương tự với điểm thứ 2 → Khoảng cách giữa hai điểm tính và điểm đo, tỷ lệ của Baseline được hiển thị → Nhấn OK → Thao tác xác định Baseline thực hiện xong để dựa vào đó bố trí đường thẳng.
3.2 Bố trí đoạn thẳng bằng cách xác định điểm cuối của đoạn cần bố trí (Set-out Line Point)
Ở phương pháp này, điểm cuối của đoạn cần bố trí là required point, ta xác định nó bằng việc nhập chiều dài đoạn thẳng, và offset dựa trên baseline đã xác định.
Thao tác:
- Từ MENU → Chọn S-O Line → Xác định Baseline → Chọn Set-out Line → Chọn Point → Nhập các số liệu:
- Incr: Increment gia số, có chức năng tăng hoặc giảm các giá trị nhập khác theo gia số cài đặt thông qua phím lên, xuống
- Line: Khoảng cách dọc theo Baseline từ điểm đầu tiên của Baseline đến đến required point ( Theo trục X).
- Offset: Khoảng cách Y – khoảng giao nhau giữa baseline tính theo trục Y và điểm required point.
- Ví dụ: Cần bố trí trên đường baseline 1 đoạn thẳng dài 20m, ta nhập Offset = 0, giá trị Line=20, máy tự động tính ra điểm required point – nhấn OK
- Nhấn S-O để thực hiện việc bố trí điểm này. Bước tiếp theo bố trí điểm này y hệt bố trí điểm thông thường.
3.3 Set-Out Line Line
Ứng dụng Set-out line-line dùng để bố trí đoạn thẳng thông qua việc đo trực tiếp 1 điểm gương để tìm ra điểm gương thỏa mãn điều hiện đường cần bố trí căn cứ vào base line bao xa từ điểm đo (Measured point) tới với baseline (Horizontal) bao xa (vertically) từ điểm đo đến đường thẳng nối (connected line)
Thao tác như sau:
- Vào Set-out line → Chọn Line → Nhập giá trị Offset ( Dời đoạn baseline bao xa)
- Giá trị dương: Dời baseline qua phải
- Giá trị âm: Dời base line qua trái.
- Ngắm vào điểm đo → ấn Meas → Hiển thị kết quả → ấn Yes → ra các giá trị với ý nghĩa sau:
- Offline: Khoảng cách điểm đo với baseline ( Dương là bên phải, âm là đo bên trái)
- Cut: Điểm đo nằm dưới baseline
- Fill: Điểm đo nằm trên baseline
- Length: Khoảng cách dọc theo baseline (Trục X) từ điểm đầu tiên của Baseline tới điểm đo.
- Ấn NO để đo lại, Yes để lưu.
4. Bố Trí Đường Cong Với Máy Toàn Đạc Topcon Es Series (Set-out Arc)
Để bố trí một đường cong ngoài thực địa, đầu tiên ta cần xác định được đường cong cơ sở (Define Arc), giống như Define Baseline)
Thao tác để xác định đường cong chuẩn – Define Arc như sau:
- Từ Menu → Chọn S-O Arc → Chọn Stn.Orien để thiết lập trạm máy → Chọn Define Arc → Nhập điểm đầu của đường cong → Nhập các thông tin còn lại của đường cong (Điểm đầu đã xác định rồi):
- To: Nhập điểm thứ 2
- To/Centre: Nhập vào điểm thứ 2 và tâm đường cong
- To/Intersection: Nhập vào điểm thứ 2 và giao điểm đường cong
- Center: Nhập tam được cong
- Intersect: Nhập giao điểm đường cong
- Lưu ý: Chỉ cần chọn 1 trong các lựa chọn trên để kao báo đường cong xác định → Nhấn OK → Nhập và điểm thứ 2 đường cong xác định.
- Để ví du, ta chọn [To], nhập vào khai báo điểm thứ 2 của đường cong → Chọn OK để định thông số cho đường cong chuẩn (Define Arc) → Nhập các thông số đường cong cần bố trí:
- Direction: Hướng đường cong bố trí trái hay phải
- Radius: Bán kính đường cong
- Angle: Góc ở tâm của đường còng
- Arc: Chiều dài đường cong
- Chord: Bán kính dây cung
- Tan in: Độ dài khoảng cách từ điểm giao nhau
- Bk Tan: Độ dài như hình vẽ
- (Lưu ý: Ta cũng chỉ nhập đủ thông số cần thiết theo yêu cầu thiết kế đường cong)
- Nhấn ENT → Các yêu tô thông số đường cong thiết kế sẽ được tính ra → Nhấn OK để tính ra được tọa độ điểm thiết kế đường cong.
Đến đây, ta có thể bố trí đường cong ra thực địa như bình thường
5. Point Project
Point Projection dùng để sử dụng làm project một điểm dựa trên baseline, điểm để projection có thể được đo hoặc nhập. Nếu điểm Projection được đo thì màn hình sẽ hiển thị thông tin điểm Projection so với Baseline như hình vẽ. Việc nhập tọa độ cũng hiển thị tương tự.
- Define Baseline:Xác định baseline
- Define Baseline có thể sử dụng cho setting-arc và point projection.
Cách thao tác:
- Trong OBS → Chọn MENU → Chọn P-Project → Nhập thông tin điểm trạm máy sau đó xác định Baseline → Nhấn OK để xác định Base (Làm tương tự như đã hướng dẫn) → Màn hình chuyển sang Point Projection.
- Nhập tọa độ điểm Point Projection, hoặc có thể chọn điểm đo bất kỳ → Màn hình hiển thị thông tin từ điểm đó đến Define Baseline:
- Offset: Khoảng cách offset từ điểm đó so với baseline minh họa bằng hình vẽ
- d.Elev: Chênh cao giữa baseline và điểm project
- Length: Khoảng cách dọc theo baseline từ điểm đầu tới điểm Project (X-Direction)
- Các phím nhấn:
- XYZ: Màn hình hiển thị giá trị tọa độ.
- Offset: Màn hình hiển thị giá trị khoảng cách
- Rec: Lưu giá trị điểm tọa độ như dữ liệu đã biết
- S-O: Bố trí điểm tọa độ đó.
6. Point To Line
Cách đo chuyển trục toa độ cho phép chuyển trực theo Baseline xác định. Ví dụ đo điểm C, lúc này điểm C đo được tọa độ sẽ được tính lại bắt đầu gốc từ A lấy B làm hướng bắc (N)
- Trong Menu → Chọn PT to Line → Chon Define Baseline → Nhập cao máy HI → Nhấn OK
- Ngắm vào điểm đầu ấn MEAS → Xác nhận lại kết quả đo ấn OK → Thực hiện điểm thứ 2 thao tác tương tự.
Màn hình hiển thị khoảng cách giữa 2 điểm, chênh khoảng cách và tọa độ trạm máy mới tính theo 2 điểm S-CO → Xác nhận lại kết quả nếu lưu lại điểm trạm máy mới này chọn REC → OK → Ngắm vào điểm gương → Meas điểm chi tiết tọa độ tính theo Baseline này, gốc tại điểm đấu lấy hướng từ điểm đầu tới điểm thứ 2 làm hướng Bắc.
7. Tính Điểm Giao Nhau Gián Tiếp (Intersection)
Chương trình này để tìm điểm giao nhau giữa 2 điểm tham khảo bằng khoảng cách và phương vị.
Thao tác:
- Trong MENU → chọn Intersect → Nhập vào dữ liệu điểm đầu → Nhấn Next (Có thể đo trực tiếp)
- Nhập vào dữ liệu điểm 2 → nhấn NEXT (Hoặc đo trực tiếp) → Nhập góc phương vị hay khoảng cách ngang của điểm 1 và 2 → Theo hình vẽ ta nhập vào phương vị đi qua điểm 1 cần giao với H.dist2: Bán kính lấy tâm điểm 2 → Giá trị điểm giao nhau được tính và hiển thị.
8. Bình Sai Lưới Bằng Cách Chuyển Trạm Với Topcon Es Series (Traverse Adjustment)
Thao tác bình sai lưới bằng cách chuyển trạm giống việc đo lưới đặt máy tại Start point ( Điểm tọa độ cứng) ngắm về điểm khống chế (Backsight Station) đo P1, sau đó rời máy tới P1 đo điểm đầu start point thành Backsight đo tới điểm cuối Endpoint.
Thao tác:
- Từ MENU → Chọn Traverse → Nhập điểm đầu Starpoint và điểm Backsight (Có thể nhập bằng tay hoặc ấn List để gọi từ bộ nhớ) → Góc phương vị được tính từ 2 điểm trên.
- Trong trường hợp không nhập bằng tọa độ thì nhập bằng góc phương vị tại Azimuth.
Nhấp OK để máy tự dò tuyến bính sai, những điểm ở bước 1 sẽ hiển thị để quan sát → Nhấn OK để xác nhận tuyến bình sai → Nhập vào điểm khống chế cuối đoạn → Phương vị sẽ được tính toán và hiển thị → Nhấn OK máy sẽ tính toán độ chính xác bình sai.
- Đến đây, bạn nhấn Option để đổi cách thức phân phối số hiệu chỉnh adjustment option.
- Hiệu chỉnh góc sẽ được tính trước, nhấn Adjust để hiệu chỉnh angular, khi chọn NONE thì chỉ có tọa độ và độ cao được thực hiện.
- Sau khi xác nhận kết quả, ấn REC để lưu lại.
9. Khảo Sát Tuyến Với Máy Toàn Đạc Topcon Es Series (Road)
Khảo sát tuyến là khảo sát rất thông dụng của anh em bên kỹ thuật xây dựng và cầu đường.
Trong loại khảo sát này, ta thường đặt Z=0
- BP point: Điểm gốc tuyến
- KA point: Tiếp điểm gốc đường cong của tuyến
- BC point: Điểm gốc đường cong
- IP point: Điểm giao như hình
- Offset: Điểm tham khảo dọc theo khoảng cách
- EP point: Điểm gốc cuối tuyến
- KE point: Tiếp điểm cuối tuyến
- EC point: Điểm cuối gốc đường cong
- SP point: Trung điểm của đường cong
- Follow-up distance: Điểm mia dọc theo tuyến
Trước khi bắt đầu tiến hành khảo sát tuyến (ROAD), ta cần tiến hành nhập thông tin trạm máy và hướng Backsight tại ROAD → Occ.Orien như đã hướng dẫn từ trước.
9.1 Bố trí tuyến dạng đường (Road – Line)
Route origin: Tuyến đường gốc đã có sẵn từ đó có thể làm tuyến mới
- P1: Điểm tham khảo
- P2: Điểm gốc
- DL: Khoảng cách dài dọc tuyến
- BL: Bề rộng tuyến
- Q: Điểm mia
- QR, QL: Bề rộng tuyến bên phải, trái
Thao tác:
- Thiết lập và định hướng trạm máy → trong Road → Chọn Line
- Nhập vào điểm gốc đầu tuyến (reference point) → nhập điểm IP (Hoặc có thể nhập phương vị tới điểm IP bằng azimuth ở trang 2)
- Sau khi nhập xong điểm gốc đầu tuyến và điểm IP, màn hình hiện ra:
- Sta.ofs: Khoảng cách offset như hình vẽ từ tuyến gốc
- sta…ing: Chiều dài tuyến
- Nhận OK để máy tính ra tâm của tuyến, tọa độ và góc phương vị
- Nhập bề rộng tuyến Width → nhấn OK, màn hình hiển thị tọa độ tâm bề rộng tuyến, đây cũng là điểm vừa thỏa mãn chiều dài và chiều rộng tuyến.
9.2 Tính tọa độ đường cong và bề rộng từ điểm BC (Road – Circular.curve)
- R: Bán kính đường cong
- DL: Chiều dài đường cong
- Rout width (BL): Bề rộng tuyến đường cong
- Target point (Q): Điểm mua cần xác định
- QR, QL: Bề rộng trái phải
Thao tác:
- Định hướng và thiết lập trạm máy → Trong Road → Chọn Circ.Curve → Nhập tọa độ BP, IP như Road – Line
- Nhập hướng đường cong, bán kính đường cong, khoảng cách offset như hình vẽ từ tuyến đã có (Nếu tuyến thiết kế liên tục thì Offset=0) và khoảng chiều dài đường cong thiết kế sta…ing
- Nhấn OK tọa độ điểm nằm trên đường cong sẽ được tính toàn và hiển thị.
- Để thiết kế bề rộng đường cong này, ta chọn WIDTH, nhập vào bề rộng sau đó bố trí điểm mia thỏa mãn bề rộng và chiều dài đường cong.
- sta…ing: Khoảng cách chiều dài đường cong
- Cl ops: Bề rộng đường cong đó so với tuyến cong như hình vẽ
- Chọn S-O để bố trí sẽ tìm được điểm phù hợp với bề rộng tuyến và chiều dài đường cong thiết kế.
10. Ứng dụng X-Section Của Máy Toàn Đạc Topcon Es Series
Ứng dụng này có mục đích là đo và bố trí những điểm dọc theo khu vực giao nhau của đường thuộc về tuyến, cũng có thể được khảo sát theo sự đa dạng hướng.
Thao tác:
Từ MENU → Chọn Xsection → Nhập thông tin trạm máy và hướng tại Backsight → Occ.Orien → chọn Xsection Survey
- Nhập các số liệu:
- Road name: Khoảng cách dốc
- Sta pitch: Gia số
- Chainage: Hướng
- STA-/STA+: Để giảm hoặc tăng khoảng set trong gia số.
Phần 2 loạt bài viết hướng dẫn sử dụng máy toàn đạc Topcon Es Series kết thúc tại đây, tất cả bài viết nhằm phục vụ và đảm bảo quý khách hàng nắm bắt cách sử dụng máy toàn đạc thuần thục.
Quý khách có nhu cầu mua máy toàn đạc điện tử nhập khẩu chính hãng, cùng máy trắc địa khác, vui lòng tham khảo:
Mọi chi tiết xin liên hệ:
- CÔNG TY CP PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ TRẮC ĐỊA VIỆT NAM
- VPGD: Số 21, ngõ 10 – đường Trần Duy Hưng – Q.Cầu Giấy – TP.Hà Nội
- Điện thoại: 0243 7756647 – 0913.37.86.48
- Đại diện: Ông Nguyễn Văn Dũng
- MST: 0102305681 – STK: 12510000160392
- Tại Ngân Hàng TMCP Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam – Chi nhánh Đông Đô
Cho hỏi mình muốn kiểm tra để xác định 2 công trình thi công đối đầu nhau có nằm trên 1 tim trục không. Thì đo ktra thế nào k ạ.