Cách đo cao độ bằng máy thủy bình

THAO TÁC CƠ BẢN MÁY THỦY BÌNH:
– Đầu tiên dựng máy:
+ Đặt máy thủy bình lên chân máy, khóa chốt nối lại;
+ Cân bọt thủy tròn.
– Ngắm bắt mia:
+ Ngắm sơ bộ mia bằng Ruồi ngắm sơ bộ;
+ Nhìn vào ống kính, đặt mắt vào vị trí giữa Ốc tiêu cự;
+ Điều chỉnh Ốc tiêu cự để rõ màng dây chữ thập;
+ Điều chỉnh Ốc điều quang để rõ mia;
+ Điều chỉnh Ốc di động để đưa dây đứng của màng dây chữ thập vào giữa mia.
– Đọc mia:
+ Lần lượt đọc chỉ số trên, chỉ dưới và chỉ số giữa;
+ Kiểm tra số đọc: lấy chỉ trên cộng chỉ dưới chia hai bằng chỉ giữa +/- 1mm;
+ Tính hiệu độ cao hAB và tính độ cao điểm đo HB
PHƯƠNG PHÁP ĐO CAO HÌNH HỌC
ĐO CAO (ĐO CAO ĐIỂM MIA):
– Đo cao các điểm xung quanh, như đo san lấp, đo rải cao độ, …
– Đo kiểm tra chi tiết thi công
– Đo nghiệm thu và hoàn công cao độ.
ĐO CAO DẪN TUYẾN (LƯỚI CAO ĐỘ):
– Đo dẫn cao độ;
– Đo chênh cao cho lưới thủy chuẩn Nhà nước hạng III, IV và thủy chuẩn kỹ thuật (hạng V).
ĐẶT ĐIỂM CAO ĐỘ THIẾT KẾ:
Định vị điểm cao độ theo thiết kế ra thực địa, các bước sau:
+ Dựng và cân máy thủy chuẩn khoảng giữa mốc và điểm gởi cao độ;
+ Đọc số đọc a trên mia 1 dựng tại mốc;
+ Tính số đọc b: b = Hmoc + a – HTK;
+ Áp mia 2 vào vị trí gởi cao độ, quay máy thủy chuẩn qua ngắm mia 2;
+ Vừa ngắm vào ống kính vừa điều chỉnh, cầm mia 2 nâng lên hay hạ xuống sao cho số đọc chỉ giữa trên mia 2 bằng với số đọc b tính ra.
+ Đánh dấu chân mia 2 lại, có điểm gởi cao độ HTK.
xem thêm