Thực thi tại công trình, để đo tính khoảng cách giữa 2 điểm sử dụng máy thủy bình trong xây dựng rất dễ. Trong trường hợp có 2 điểm trên bề mặt trái đất như điểm A và điểm B và đặt ra yêu cầu khoảng cách giữa 2 điểm này.
Hướng dẫn tính khoảng cách bằng máy thủy bình
Tính khoảng cách bằng máy thủy bình là dựa trên số đọc chỉ trên & chỉ dưới của máy, trên vạch khắc ở mia, để đưa ra chiều dài giữa điểm trên thực địa.
Lưu ý khoảng cách đo khoảng cách bằng máy thủy bình
Có độ đúng chuẩn chính xác thấp hơn, khi cần đo cạnh với độ đúng chuẩn mực chính xác cao thì hãy nên dùng máy toàn đạc điện tử
Những lưu ý khi sử dụng máy thủy bình đo khoảng cách
Sử dụng máy rất dễ, thế nhưng có một số lưu ý khi đo khoảng cách bằng máy thủy bình. Giúp để vận hành máy thủy chuẩn tốt hơn và cho kết quả chính xác hơn tối ưu
– Nghiêng cứu kỹ về mặt thủy chuẩn (độ cao trung bình của mực nước biển quy ước theo tiêu chuẩn chung quốc tế. Xác định mặt thủy chuẩn trước khi tiến hành đo là rất quan trọng. Giúp dùng máy thủy bình dễ dàng nhanh chóng và chính xác hơn.
– Hiểu rõ công dụng các phép đo khoảng cách của máy thủy bình: đo độ cao tương đối, độ cao tuyệt đối, khoảng cách giữa các điểm…
– Kiểm tra các phụ kiện của máy như chân, mia nhằm đảm bảo đo đạc thuận lợi và nhanh chóng hơn
– Đo máy ở điều kiện cho phép, nếu dưới thời tiết khắc nghiệt hoặc không đủ ánh sáng, sẽ làm ảnh hưởng đến kết quả đo. Vậy nên, trước khi tiến hành đo đạc, nên kiểm tra các yếu tố làm ảnh hưởng đến tính chính xác của kết quả
Máy thủy bình dùng để đo khoảng cách giữa các điểm trên thục địa, nên sử dụng nhiều trong lĩnh vực xây dựng lưới độ cao của ngành trắc địa hoặc địa chính. Ngoài ra, ứng dụng nhiều trong công tác san lấp mặt bằng xây dựng, quan trắc lún công trình, đo đạc…
Khoảng cách từ tâm máy tới mia được tính:
D = (a – b) x100
Trong đó :
D- khoảng cách từ máy tới điểm đặt mia
a -số đọc chỉ trên
b- số đọc chỉ dưới
Đo khoảng cách bằng máy thủy bình theo các bước sau
Đo tính khoảng cách bằng máy thủy bình là dựa vào số đọc chỉ trên và dưới của máy trên vạch khắc trên mia để đưa ra con số chiều dài giữa điểm trên thực địa. Quá trình thực hiện đo khoảng cách bằng máy rất đơn giản
Bước 1: Chọn vị trí đặt máy
Chọn vị trí đặt máy để đo khoảng cách tại vị trí bất kỳ trên mặt sàn hay nơi cần đo đạc. Tốt nhất là nên đặt máy cao hơn vị trí của mốc gốc.
Bước 2: Cân máy thủy bình
Vị trí đặt máy có nền bằng phẳng. Chân máy thủy chuẩn được đặt ở vị trí ngang cân bằng nhất. Đặt bọt thủy tròn trên máy sao cho nằm trên vị trí đường thẳng đi qua 2 ốc trên máy. Vặn 2 ốc trên đế máy thủy chuẩn cùng chiều để đưa bọt nước vào vị trí cân bằng rồi dùng ốc thứ 3 điều chỉnh để bọt nước này vào vị trí cân bằng chính xác.
Bước 3: Tiến hành đo đạc
Ngắm vào mia (mia là một thước cúng có khắc vạch và ghi số). Tiến hành điều quang sao cho hình ảnh mia trong ống ngắm của máy thủy chuẩn có hình ảnh rõ nét
Bước 4: Tính khoảng cách
Gọi số đọc chỉ trên là a, số đọc chỉ dưới là b. Tính khoảng cách theo công thức: S=(a-b)x const.
Ứng dụng nổi bật của máy là bố trí được độ cao thực địa một cách chính xác và đạt độ tin cậy nhất.
Loại máy thủy bình đo tính khoảng cách tốt nhất hiện nay
Việc sử dụng máy thủy bình Leica, Nikon, Topcon, Sokkia, Pentax cho các công trình xây dựng lớn và nhỏ là rất cần thiết và nhanh chóng chính xác nhất hiện nay
Dòng máy Leica phổ thông : => Leica NA320, Leica NA324, Leica NA332, Leica NA520, Leica NA524, Leica NA532, Leica NA720, Leica NA730 Plus, Leica NA724, Leica NAK2, Leica NA2
Dòng máy thủy bình điện tử Leica phổ thông: Leica Sprinter 50, Leica Sprinter 150, Leica Sprinter 50M, Leica Sprinter 150M, Leica Sprinter 250M,