Cách đo cao độ bằng máy thủy bình – Những thiết bị phụ kiện cần chẩn bị trước khi đo đạc
Công thức tính độ chênh cao phương pháp đo cao hình học
ĐO CAO (ĐO CAO ĐIỂM MIA):
– Đo cao các điểm xung quanh, như đo san lấp, đo rải cao độ, …
– Đo kiểm tra chi tiết thi công
– Đo nghiệm thu và hoàn công cao độ.
ĐO CAO DẪN TUYẾN (LƯỚI CAO ĐỘ):
– Đo dẫn cao độ;
– Đo chênh cao cho lưới thủy chuẩn Nhà nước hạng III, IV và thủy chuẩn kỹ thuật (hạng V).
Đặc điểm cao độ theo thiết kế
Định vị điểm cao độ theo thiết kế ra thực địa, các bước sau:
+ Dựng và cân máy thủy bình khoảng giữa mốc và điểm gởi cao độ;
+ Đọc số đọc a trên mia 1 dựng tại mốc;
+ Tính số đọc b: b = Hmoc + a – HTK;
+ Áp mia 2 vào vị trí gởi cao độ, quay máy thủy bình qua ngắm mia 2;
+ Vừa ngắm vào ống kính vừa điều chỉnh, cầm mia 2 nâng lên hay hạ xuống sao cho số đọc chỉ giữa trên mia 2 bằng với số đọc b tính ra.
+ Đánh dấu chân mia 2 lại, có điểm gởi cao độ HTK.
Thao tác máy thuỷ bình
– Đầu tiên dựng máy:
+ Đặt máy thủy bình lên chân máy, khóa chốt nối lại;
+ Cân bọt thủy tròn.
– Ngắm bắt mia:
+ Ngắm sơ bộ mia bằng Ruồi ngắm sơ bộ;
+ Nhìn vào ống kính, đặt mắt vào vị trí giữa Ốc tiêu cự;
+ Điều chỉnh Ốc tiêu cự để rõ màng dây chữ thập;
+ Điều chỉnh Ốc điều quang để rõ mia;
+ Điều chỉnh Ốc di động để đưa dây đứng của màng dây chữ thập vào giữa mia.
– Đọc mia:
+ Lần lượt đọc chỉ số trên, chỉ dưới và chỉ số giữa;
+ Kiểm tra số đọc: lấy chỉ trên cộng chỉ dưới chia hai bằng chỉ giữa +/- 1mm;
+ Tính hiệu độ cao hAB và tính độ cao điểm đo HB