Máy toàn đạc điện tử là máy đo đạc khoảng cách sử dụng trong xây dựng, trắc địa, địa chính và khảo sát. Máy có thể kết hợp với máy kinh vĩ điện tử giúp đo lường chính xác các khoảng cách và góc trong không gian 3D.
Cụ thể, máy toàn đạc điện tử được dùng để làm:
– Đo khoảng cách: Sử dụng đo khoảng cách giữa hai điểm với độ chính xác cao
– Đo góc: Đo các góc ngang và góc đứng giữa các điểm, giúp xác định vị trí chính xác
– Lập bản đồ: lập MAP địa hình, địa chính hoặc bản vẽ kỹ thuật chi tiết hiện trường
– Đo lường và xây dựng: Hỗ trợ kiểm tra các công trình xây dựng như nhà cửa, cầu đường, hạ tầng kỹ thuật
– Kiểm tra và giám sát công trình: giám sát và kiểm tra độ chính xác của các công trình xây dựng, đảm bảo đúng theo thiết kế
Máy toàn đạc điện tử còn được tích hợp với các phần mềm chuyên dụng đi kèm, giúp xử lý dữ liệu đo đạc một cách nhanh chóng và chính xác
Để sử dụng máy toàn đạc điện tử một cách hiệu quả tối đa, các bước cơ bản sau
1. Chuẩn bị máy và các phụ kiện liên quan
- Kiểm tra máy toàn đạc: Đảm bảo rằng máy đang sử dụng tốt, pin đầy và phụ kiện chân máy, lăng kính, thước mia đi kèm,..
- Lắp đặt chân máy: Đặt chân máy trên mặt đất chắc chắn thăng bằng, sau đó điều chỉnh chiều cao phù hợp.
2. Cài đặt máy toàn đạc điện tử
- Đặt máy lên chân máy: Gắn máy toàn đạc vào chân máy với 2 khóa kẹp và xoáy ốc
- Cân chỉnh máy: Sử dụng các vít cân bằng và bọt thủy điện tử để đảm bảo máy ở trạng thái cân bằng
- Khởi động máy: Bật nguồn và khởi động máy lên
3. Thiết lập điểm đo
- Chọn điểm gốc: Xác định điểm gốc cố định (điểm có tọa độ đã biết).
- Định hướng máy: Dùng phím điều khiển để hướng máy về điểm gốc.
4. Đo đạc
- Đo khoảng cách: Nhắm vào lăng kính đặt ở điểm cần đo và bấm nút đo khoảng cách. Máy sẽ tính toán và hiển thị dữ liệu
- Đo góc: Máy toàn đạc điện tử sẽ tự động đo các góc ngang và đứng khi di chuyển lăng kính tới các điểm khác nhau.
- Ghi lại dữ liệu: Máy có bộ nhớ để lưu trữ dữ liệu đo đạc hoặc có thể kết nối với máy tính để tải dữ liệu về.
5. Xử lý dữ liệu
- Tải dữ liệu: Kết nối máy toàn đạc với máy tính hoặc thiết bị lưu trữ để tải dữ liệu đo đạc.
- Phân tích dữ liệu: phần mềm trắc địa để xử lý dữ liệu đo đạc, tạo ra bản đồ, biểu đồ hoặc các bản vẽ kỹ thuật.
6. Bảo dưỡng máy
Mỗi loại máy toàn đạc điện tử có đặc điểm và tính năng riêng cần làm theo hướng dẫn sử dụng của hãng. Kiểm tra và hiệu chuẩn máy định kỳ để đảm bảo độ chính xác
- Vệ sinh máy: lau chùi máy và các phụ kiện để đảm bảo chúng không bị bám bụi bẩm
- Bảo quản: máy ở nơi khô ráo, thoáng mát và tránh va đập mạnh.
Các dòng máy toàn đạc Leica phổ biến
Máy toàn đạc điện tử Leica là một trong những dòng máy nổi tiếng ở lĩnh vực đo đạc và khảo sát. Được sản xuất bởi Leica Geosystems, một công ty hàng đầu thế giới trong công nghệ đo đạc, các máy toàn đạc Leica được đánh giá cao về độ chính xác, độ bền và tính năng tiên tiến
Tính năng nổi bật của máy toàn đạc điện tử Leica
– Độ chính xác cao: Các máy toàn đạc điện tử Leica nổi tiếng với độ chính xác cao cho kết quả đo đạc đáng tin cậy
– Giao diện thân thiện: Màn hình cảm ứng và các phím điều khiển dễ sử dụng, thao tác nhanh chóng và hiệu quả
– Khả năng kết nối: Bluetooth, WiFi và USB truyền dữ liệu nhanh chóng và dễ dàng
– Tích hợp công nghệ tiên tiến: Nhiều dòng máy Leica tích hợp các công nghệ như GPS, scanning 3D, và phần mềm phân tích dữ liệu
– Độ bền cao: làm việc khắc nghiệt, chống nước, chống bụi và chống va đập tốt
Dưới đây là một số dòng máy toàn đạc điện tử Leica
Leica FlexLine Series:
– Leica TS03: Dòng cơ bản với độ chính xác cao, phù hợp cho các công việc đo đạc trung bình
– Leica TS07: Được trang bị nhiều tính năng nâng cao, phù hợp cho các dự án phức tạp chi tiết hơn
– Leica TS10: Dòng máy cao cấp series FlexLine, với nhiều tính năng tự động và khả năng kết nối xử lý nhanh
Leica Nova Series:
– Leica Nova TS60: với độ chính xác cao nhất, phù hợp cho các dự án yêu cầu độ chính xác tuyệt đối
– Leica Nova MS50: Máy toàn đạc điện tử đa năng, tích hợp nhiều công nghệ tiên tiến như scanning, đo lường tự động.
Leica Viva Series:
– Leica Viva TS16: Dòng máy cao cấp với khả năng đo đạc nhanh chóng và chính xác, tích hợp nhiều công nghệ hiện đại
– Leica Viva TS13: với nhiều tính năng linh hoạt, phù hợp cho nhiều loại công trình khác nhau
Máy toàn đạc Leica tại Việt Nam, Công Ty CP Phát Triển Công Nghệ Trắc Địa Việt Nam là đại lý đầy đủ uỷ quyền của hãng Leica GeoSystems