Kiểm định máy thủy bình – cách sử dụng máy
Máy thủy bình điện tử chuyên dùng trong trắc địa để thiết lập đo độ cao vật lý, làm đường bình độ cho địa hình cần xác định. Hoặc tính toán chênh lệch độ cao giữa các địa hình..
Kiểm định máy thủy bình là gì
Là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn của máy thủy bình theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia. Tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn sau khi sản xuất. Trước khi đưa vào sử dụng. Và kiểm định định kỳ trong quá trình sử dụng máy.
Máy thủy bình khi nào phải kiểm định
Để đảm bảo cho máy thủy bình luôn luôn hoạt động chính xác chuẩn mực. Không gặp sự cố ngoài ý muốn và làm cho hiệu quả cao trong công việc. Chúng ta nên tiến hành kiểm định tất cả máy thủy bình theo đúng định kỳ 6 tháng 1 lần là tốt nhất.
Có bắt buộc phải kiểm định máy thủy bình không
Máy thủy bình tuy không phải là thiết bị, vật tư cần yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ, bắt buộc phải có kiểm định. Nhưng với công việc đo đạc trắc địa đòi hỏi độ chính xác cao. Vì vậy yêu cầu máy thủy bình luôn trong trạng thái hoạt động chính xác tốt nhất để tránh xảy ra các sai xót, sự cố trong khi sử dụng. Nói chung, việc kiểm định máy thủy bình là điều nên làm và cũng rất cần thiết.
CÁC BƯỚC KIỂM ĐỊNH MÁY THỦY CHUẨN
– Kiểm tra hồ sơ, lý lịch Máy thủy bình;
– Kiểm tra kỹ thuật bên ngoài, bên trong máy;
– Kiểm tra kỹ thuật thử nghiệm;
– Kiểm tra vận hành;
– Xử lý kết quả kiểm định.
KIỂM ĐỊNH MÁY THỦY BÌNH CÓ MẤT NHIỀU THỜI GIAN
Nếu tiến hành chuẩn bị nêu trên được thực hiện tốt, thì thời gian kiểm tra máy thủy bình trong khoảng 30-60 phút. Nếu trường hợp quy trình chuẩn bị không tốt thì thời gian kiểm định có thể kéo dài hơn.
KIỂM ĐỊNH BAO LÂU CÓ HỒ SƠ KIỂM ĐỊNH
Theo quy định, sau khi kiểm định máy thuỷ bình xong và không phát hiện trục trặc vấn đề gì. Kiểm định kỹ thuật viên và đơn vị sử dụng thống nhất biên bản kiểm định, ký vào biên bản khảo sát. Thì sau đó tối đa 3 ngày làm việc thì sẽ có hồ sơ kiểm định đầy đủ.
HỒ SƠ MÁY THỦY BÌNH BAO GỒM
- Lý lịch thiết bị máy
- Biên bản kiểm định
- Giấy chứng nhận kết quả kiểm định máy
- Tem kiểm định máy
- Quyết định giao nhiệm vụ vận hành Máy thủy bình của đơn vị sử dụng
Kiểm định máy thủy bình – cách sử dụng máy thủy bình
Trong quá trình dùng máy thủy bình. Thì việc kiểm định an toàn và đánh giá chất lượng máy thủy bình là yếu tố quan trọng.
Xem thêm các dòng máy thủy chuẩn hiện nay:
Xem thêm dòng sản phẩm cao cấp nổi tiếng hãng Leica được dùng mua nhiều nhất: Máy thủy bình Leica
Quý khách cần kiểm định máy thủy chuẩn xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CP PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ TRẮC ĐỊA VIỆT NAM
Điện thoại: 0243 7756647 – 0913.37.86.48
Các bước đo cao độ bằng máy thủy bình:
Bước 1. Chọn vị trí đặt máy:
Đặt máy thủy bình tại vị trí bất kỳ trên nơi cần đo đạc. Vị trí đặt máy tốt nhất là cao hơn vị trí của mốc gốc (mốc độ cao chuẩn để truyền cao độ).
Bước 2. Chân máy:
Chọn vị trí đặt máy thủy bình có nền chắc chắn là tốt nhất. Đặt chân máy sao cho mặt chân máy ở vị trí ngang bằng nhất. Gá máy thủy chuẩn lên chân máy và tiến hành cân bằng máy.
Trước tiên chúng ta sẽ đặt bọt thủy tròn trên máy sao cho nó nằm trên đường thẳng đi qua 2 ốc trên máy. Vặn 2 ốc trên đế máy cùng chiều nhau để đưa bọt nước tròn vào vị trí cân bằng. Sau đó dùng ốc thứ 3 điều chỉnh sao cho bọt nước này vào vị trí cân bằng chính xác.
Bước 3. Bắt đầu đo đạc:
Chúng ta hãy ngắm vào mia. Tiến hành điều quang để sao cho hình ảnh mia trong ống ngắm của máy thủy bình cho ra hình ảnh thấy rõ nhất. Khi đọc số đọc trên mia thì sẽ có 2 số đọc ghi số trên mia là hàng m và hàng dm. Còn 2 số đọc ghi trên chữ E là hàng cm và hàng mm. Cứ mỗi khoảng đen trắng đỏ trên mia tương ứng là 10mm.
Bước 4 Tính cao độ
Giả sử muốn dẫn truyền độ cao từ điểm A ( độ cao HA) đến điểm HB khi chưa biết độ cao. Bắt ảnh mia dựng tại điểm A, đọc được số đọc chỉ giữa a. Quay máy sang điểm B, đọc số đọc chỉ giữa trên mia tại điểm B là: b
Chênh cao giữa điểm A đến điểm B là: h = a – b
Độ cao của điểm B = H + ( a –b )
xem thêm
Cách kiểm nghiệm máy thủy chuẩn