Góc Phương Vị

Góc phương vị là một khái niệm thường xuyên được sử dụng trong ngành trắc địa, là một yếu tố quan trọng để tính ra kết quả của rất nhiều phép đo.

1. Khái Niệm Góc Phương Vị

1.1 Góc phương vị tiếng anh là gì?

  • Góc phương vị: Azimuth
  • Tọa độ: Coordinates

Bạn cần phải biết góc phương vị và tọa độ trong tiếng anh là gì do các chương trình tính toán của máy toàn đạc hay máy GPS RTK thường không có tiếng Việt.

Định hướng trạm máy
Định hướng trạm máy

2.2 Góc phương vị trong hệ tọa độ cầu

Trong một hệ tọa độ hình cầu, đoạn thẳng đi qua 2 điểm được chiếu vuông góc lên một mặt phẳng tham chiếu. Góc giữa đoạn thẳng được chiếu và một đoạn thẳng tham chiếu trên mặt phẳng tham chiếu được gọi là góc phương vị.

Trong hình:

  • AC: Đường chiếu vuông góc của đường AB.
  • AD: Đường tham chiếu.
  • Mặt phẳng đi qua A,D,C: Mặt tham chiếu.
  • Góc đi qua 2 đường thẳng AC và AD là góc phương vị của AB so với đường tham chiếu.

2.3 Góc phương vị trên các hệ tọa độ ngành xây dựng – khảo sát – trắc địa tại Việt Nam

Tại Việt Nam, các điểm trong bản vẽ kỹ thuật được thể hiện bởi các giá trị tọa độ X, Y, H (Hoặc N,E,H), trong đó cao độ H là độ cao của điểm so với mực nước biển hoặc so với 1 mặt phẳng được quy định.

Trong ngành xây dựng, khảo sát, trắc địa tại Việt Nam, các kỹ sư sẽ dùng 1 trong 2 hệ tọa độ chính:

  • Hệ tọa độ độc lập: Là hệ tọa độ quy ước hay giả định trong một phạm vi đủ nhỏ mà trong phạm vi đó, mặt trái đất có thể coi là phẳng. Hệ tọa độ độc lập thường dùng trong xây dựng, đo kiểm tra.
  • Hệ tọa độ VN2000: Là hệ tọa độ chuẩn Quốc Gia, dùng trong một phạm vi lớn như đo vẽ khảo sát, thành lập bản đồ, xác định ranh giới giữa các tỉnh, huyện, xã hoặc ranh giới các công trường, hoặc vị trí các cột, trụ công trường.

Góc phương vị của một đoạn/đường thẳng trên hệ tọa độ ngành xây dựng, khảo sát, trắc địa là góc đươc hình thành giữa đoạn thẳng đó và đường thẳng song song với hướng Bắc, tính theo chiều kim đồng hồ.

Trong hình: α12 là góc phương vị.

góc phương vị
góc phương vị

2. Cách Tính Khoảng Cách Và Góc Phương Vị Giữa 2 Điểm Bằng Máy Toàn Đạc

Với máy toàn đạc điện tử, bạn có thể tính khoảng cách và góc phương vị giữa hai điểm bằng chương trình Inverse.

Để vào chương trình ta làm như sau:

Ứng dụng COGO máy toàn đạc điện tử Nikon DTM-322/332/352/362
Giải bài toán thuận - nghịch
Hiệu chỉnh đường truyền trên máy Sokkia CX Series

Sau khi vào chương trình, ta cần nhập tọa độ của hai điểm bằng cách:

  • Đo trực tiếp 2 điểm ngoài thực địa
  • Gọi 2 điểm từ bộ nhớ ra

Sau khi có đủ tọa độ 2 điểm, máy sẽ cho kết quả khoảng cách ngang, khoảng cách dọc và góc phương vị của 2 điểm đó.

tính góc phương vị

Hy vọng những thông tin vừa rồi sẽ giúp bạn có thêm kiến thức bổ ích trong ngành khảo sát, xây dựng, trắc địa.

Mọi Chi Tiết Xin Liên Hệ:

  • CÔNG TY CP PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ TRẮC ĐỊA VIỆT NAM
  • Địa chỉ trên GPKD: Số 167, phố Chùa Láng – Q.Đống Đa – TP.Hà Nội
  • Văn phòng miền Bắc: Số 21, ngõ 10 – đường Trần Duy Hưng – TP.Hà Nội
  • Văn phòng miền Trung: 114/7 Hà Huy Tập, P.Thanh Khê Đông, TP.Đà Nẵng
  • Văn phòng miền Nam: 17A/8 đường 22, P.Linh Đông, TP.Hồ Chí Minh
  • Website chính thức: https://rtkvn.vn/
  • Điện thoại: 02437756647 – 0913378648
  • Đại diện: Ông Nguyễn Văn Dũng
  • MST: 0102305681

xem thêm

Chúng tôi có sẵn những sản phẩm công nghệ tốt nhất để cho thuê và bán trên thị trường, chúng tôi cung cấp thiết bị mới về máy GPS RTK, máy toàn đạc, máy thủy bình, UAV RTK, máy định vị GPS, bộ đàm cầm tay, máy cân mực laser, phụ kiện trắc địa...Tất cả thiết bị của chúng tôi phân phối đều được bảo hành chứng nhận theo tiêu chuẩn thị trường cao nhất. Hãy liên hệ hotline: 0913.37.86.48 để nhận được tư vấn tốt nhất

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *