Hướng Dẫn Sử Dụng Nhanh Máy Toàn Đạc Điện Tử Leica FlexLine TS10

Hướng Dẫn Sử Dụng Nhanh Máy Toàn Đạc Điện Tử Leica FlexLine TS10

Nội dung trình bày trong tài liệu này là đáp ứng nhanh kiến thức và kỹ năng sử dụng Máy Toàn đạc Leica FlexLine TS10 với bàn phím/ màn hình tiêu chuẩn cho người sử dụng đã làm quen với máy toàn đạc điện tử nói chung và máy toàn đạc Leica nói riêng.

Phần mềm điều khiển Cativate v5.0 có giao diện/ cửa sổ/ lệnh và quản lý chương trình tiện ích giống như phần mềm điều khiển Flexline chạy trên màn hình màu cảm ứng của seri Leica FlexLine TS06/TS09 khi dùng chế độ toàn đạc.

Bạn có thể tham khảo loạt bài viết Hướng dẫn chi tiết cách sử dụng máy toàn đạc Leica FlexLine TẠI ĐÂY nếu chưa thực sự thuần thục.

Sau đó có thể tìm hiểu sâu hơn về Máy Toàn đạc Leica FlexLine TS10 chạy phần mềm điều khiển Leica Cativate v5.0. trong bài viết này.

Máy toàn đạc Leica FlexLine TS10
Máy toàn đạc điện tử Leica FlexLine TS10

1. Các bộ phận của máy toàn đạc điện tử Leica FlexLine TS10

Các bộ phận máy toàn đạc Leica FlexLine TS10
Các bộ phận máy toàn đạc Leica FlexLine TS10

a – Khoang cho thẻ nhớ SD card, USB và cổng cáp USB

b – Kính dóng hướng

c – Tay cầm có thể tháo rời với vít gắn

d – Ống kính tích hợp khối đo xa EDM

e – Kính vật (tích hợp EDM). Cửa ra cho tia dọi laser EDM

f – Vi động bàn độ đứng

g – Loa ngoài

h – Phím con trỏ bên sườn máy

i – Cổng Serial RS232, nằm sau bàn phím trên thân máy

j – Vi động bàn độ ngang

k – Bàn phím/ màn hình thứ hai (tùy chọn)

Các bộ phận máy toàn đạc Leica FlexLine TS10
Các bộ phận máy toàn đạc Leica FlexLine TS10

l – Anten LTE (tùy chọn)

m – Điều tiêu bắt ảnh

n – Điều tiêu thị cự (lưới chữ thập)

o – Nắp hộp pin

p – Ốc cân máy

q – Bút cảm ứng

r – Màn hình/ bàn phím

2. Màn hình, bàn phím và ý nghĩa các phím của Leica FlexLine TS10

Màn hình Leica FlexLine TS10
Màn hình Leica FlexLine TS10

a – Màn hình

b – Bàn phím gõ nhập ký tự chữ và số

c – Phím nguồn ON/OFF : khi đang tắt ấn giữ 2s bật mở máy, khi đang chạy ấn giữ 2s mở cửa sổ tùy chọn nguồn.

d – Phím quay lại Backspace : xóa job ở trung tâm tên job

e – Phím sao Favourites – vào một menu chức năng

f – Phím về trang chủ Home – về menu trang chủ

g – Phím thoát Esc – thoát màn hình hiện thời không lưu bất kỳ sự thay đổi nào

h – Phím chức năng Fn – chon cấp độ thứ nhất hay hai của phím bất kỳ trên bàn phím

i – Phím OK – chọn dòng chiếu sáng và đưa tới menu/ hộp thoại logic tiếp theo

j – Các phím di chuyển con trỏ

k – Phím Enter : chọn dòng chiếu sáng và đi tới menu/ hộp thoại logic tiếp theo; bắt đầu chế độ biên tập ở trường có chức năng biên tập; mở danh sách chọn.

l – Phím Camera : chụp ảnh

2.1 Các tổ hợp phím và chức năng của chúng

Ấn giữ Phím FN và bấm phím back để bật về cửa sổ Windows

Ấn giữ Phím FN và bấm phím chụp màn hình để chụp ảnh màn hình hiện tại

Ấn giữ Phím FN và bấm phím 1 để tăng độ tương phản màn hình

Ấn giữ Phím FN và bấm phím 4 để giảm độ tương phản màn hình

Ấn giữ Phím FN và bấm phím 3 để tăng âm lượng tín hiệu cảnh báo, tiếng kêu bíp và âm lượng gõ bàn phím

Ấn giữ Phím FN và bấm phím 6 để giảm âm lượng tín hiệu cảnh báo, tiếng kêu bíp và âm lượng gõ bàn phím

Ấn giữ Phím FN và bấm phím 7 để khóa hoặc mở bàn phím

Ấn giữ Phím FN và bấm phím 9 để khóa hoặc mở màn hình cảm ứng

Ấn giữ Phím FN và bấm phím cộng trừ để nhập dấu cộng thay cho dấu trừ

Ấn giữ Phím FN và bấm phím # để bật/tắt đèn chiếu sáng màn hình

3. Nguyên tắc vận hành khi sử dụng máy toàn đạc Leica FlexLine TS10

Dùng bút cảm ứng: Bút cảm ứng có thao tác hơi khác so với dùng bàn phím truyền thống. Tuy nhiên sau khi thuần thục, bạn sẽ cảm thấy thích thú và chuyên nghiệp khi sử dụng bút cảm ứng

  • Để chọn một mục, chấm bút vào mục đó
  • Để bắt đầu biên tập, chấm bút vào trường biên tập
  • Để chiếu sáng một mục hay một phần của nó để biên tập, thì chấm di bút từ trái sang phải;
  • Để chấp nhận số liệu nhập vào trường biên tập và thoát chế độ biên tập, thì chấm ra ngoài trường biên tập trên màn hình;
  • Để mở menu thuyết minh, thì chấm giữ vào mục đó 2s.

Các thao tác tháo lắp pin, mở cắm thẻ nhớ/USB, bật/tắt nguồn điện được mô tả như hình dưới đây:

Các thao tác tháo lắp pin, usb, thẻ nhớ, bật tắt máy toàn đạc Leica Flexline TS10

Lắp máy lên chân, cân máy như bình thường, bật mở máy xuất hiện màn hình chờ.

Chú ý quan trọng:

  • Mọi cài đặt máy thường từ nơi xuất ra đã để sẵn ở chế độ đo thông dụng với các đơn vị đo Việt nam, và định dạng phổ thông xem trên màn hình và xuất số liệu sang phần mềm CAD, Word…
  • Cấm tháo pin trong khi máy đang chạy hay đang thao tác tắt máy. Việc này có thể gây ra lỗi hệ thống file hay mất số liệu. Bao giờ cũng bật tắt máy bằng phím On/Off, và chờ máy tắt hoàn toàn trước khi tháo pin.

4. Tạo/Mở một Job làm việc

Tạo Job từ máy Leica FlexLine TS10

A – Thoát

B – Các cửa số trình duyệt Job

C – Thanh biểu tượng

D – Các phím lệnh dòng đáy

E – Các cửa sổ trình duyệt ứng dụng

OK – Đóng/ mở menu job

Fn – Chuyển chức năng bàn phím

Jobs – Truy cập panel Jobs Management

Màn hình Job Management

Ấn Fn New mở cửa sổ tạo job mới

Tạo new job

Tuần tự khai báo ở các trường tương ứng, ấn Page chuyển sang các trang tiếp theo. Kết thúc ở trang TS Scale. Lưu lại ấn Store.

Tạo New Job

Ấn Store lưu lại job với mọi khai báo của nó.

Sau khi tạo xong job, về màn hình trang chủ, chọn cửa sổ Design Data ở trình duyệt các dạng job (nằm phần giữa màn hình)

Màn hình design data

Chọn tệp chứa tên job muốn lấy theo đường dân ra ấn OK

Chọn design data

Chiếu sáng tên job đem dùng, ấn OK mở job ra làm việc.

5. Đặt trạm máy đo

Từ trang chủ, chọn cửa sổ Setup trong trình duyệt các chức năng ứng dụng (nằm phần dưới màn hình).

Cài đặt trạm máy

Chấm vào mũi tên mở cửa sổ chiếu sáng chọn phương pháp đặt trạm dự kiến, trong màn hình ví dụ là điểm định hướng đã biết tọa độ Known backsight.

Ấn OK vào cửa sổ thao tác đặt trạm với các cài đặt đã làm. Ấn Fn Settings vào cài đặt cho thao tác đặt trạm máy.

Cài đặt trạm máy

Tuần tự ấn Page để lật trang, khai báo/ đánh dấu xong các trường khai báo, ấn OK.

Máy tự động bật ra cửa sổ khai báo điểm đứng máy.

Cài đặt trạm máy

Tìm điểm có tọa độ đã lưu hay chọn Enter new point để nhập tay trực tiếp, rồi ấn OK

Máy xuất hiện cửa sổ khai báo điểm định hướng.

Cài đặt trạm máy

Thao tác đo tới điểm định hướng ấn Distance hoặc chọn More, ấn Page sang trang của panel này Backsight point code nhập mã địa hình/ địa vật cho điểm định hướng nếu cần.

Cài đặt trạm máy

Ấn Page sang trang Setup.

Cài đặt trạm máy

Ấn Set là xong việc khai báo điểm đặt trạm và định hướng và thoát khỏi ứng dụng thao tác đặt trạm Setup.

Trường hợp chọn phương pháp đặt trạm máy bằng giao hội góc tới ít nhất 3 điểm Multiple backsights, hay giao hội ngược tới ít nhất 2 điểm đã biết tọa độ Resection, sẽ có màn hình cho chọn/ nhập điểm.

Cài đặt trạm máy

Và báo cáo kết quả sai lệch

Cài đặt trạm máy

6. Đo chi tiết/ địa hình

Từ trang chủ, chọn cửa sổ đo Measure ở trình duyệt phần dưới màn hình.

Đo chi tiết địa hình

Thực hiện đo tùy chọn Measure góc cạnh hay Distance tọa độ xong, thì ấn Store lưu điểm.

7. Bố trí điểm ra thực địa

Từ màn hình trang chủ, chọn cửa sổ Stake points trong trình duyệt các ứng dụng phần đáy màn hình.

Bố trí điểm ra thực địa

Sau khi chọn/ nhập tay điểm cắm và đo Measure/ Distance xong màn hình báo kết quả đo ướm và hướng di chuyển đến đúng vị trí thiết kế. Nếu cần lưu ấn Store.

8. Đo chiều cao không với tới

Từ trang chủ, chọn trình duyệt các ứng dụng Toolbox, nằm bên dưới màn hình, rồi chọn ứng dụng Measure remote points.

Đo chiều cao không với tới

Ấn Base pt để đo điểm gốc, ấn Store ghi lưu, ấn Page lật trang. Ấn Fn Settings vào cài đặt

Đo chiều cao không với tới

Một số các ứng dụng đo khác như : Cắm đoạn thẳng, Cung cong; Diện tích, Thể tích; Đường truyền… tùy theo modul phần mềm điều khiển đã có khóa bản quyền chạy chưa. Nếu có cách thao tác giống như trên tuân theo màn hình và lệnh trong ứng dụng.

9. Xuất – Nhập dữ liệu

Số liệu từ bộ nhớ trong máy có thể thông qua thẻ nhớ SD card hay USB để đem sang máy tính chạy nội nghiệp. Từ màn hình trang chủ, mở menu job, chọn job đem xuất rồi:

Xuất số liệu định dạng ASCII chọn Export data\ASCII.

Xuất nhập dữ liệu

Xuất số liệu định dạng DXF để bung lên CAD chọn Export data\DXF

Xuất nhập dữ liệu

Số liệu chuẩn bị từ máy tính copy sang thẻ nhớ SD card hay USB theo đúng định dạng rồi nhập vào bộ nhớ trong máy toàn đạc. Từ màn hình trang chủ, mở menu job, chọn job đem nhập rồi:

  • Nhập số liệu tọa độ định dạng ASCII chọn Import data\ASCII / GSI

Xuất nhập dữ liệu

  • Nhập số liệu tọa độ định dạng DXF chọn Import data\DXF

Xuất nhập dữ liệu

Chú ý : Bao giờ cùng phải có ít nhất 1 file số liệu đúng định dạng, trong khi xuất/ nhập không được tháo thẻ nhớ.

Bài viết nằm trong series Cách sử dụng máy toàn đạc do Công Ty CP Phát Triển Công Nghệ Trắc Địa Việt Nam xuất bản.

Tác giả: Vũ Trọng Lâm – Phòng kỹ thuật

Quý khách có nhu cầu mua máy toàn đạc Leica FlexLine TS10 nói riêng, và tất cả các dòng máy toàn đạc nói chung, vui lòng tham khảo

máy toàn đạc điện tử
Máy toàn đạc điện tử Leica mới về đang được hiệu chỉnh trước khi bàn giao

CÔNG TY CP PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ TRẮC ĐỊA VIỆT NAM

VPGD: Số 21, ngõ 10 – đường Trần Duy Hưng – Q.Cầu Giấy – TP.Hà Nội

Điện thoại: 02437756647 – 0913.378648

Đại diện: Ông Nguyễn Văn Dũng

MST: 0102305681 – STK: 12510000160392

Tại Ngân Hàng TMCP Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam – Chi nhánh Đông Đô

xem thêm

1 bình luận về “Hướng Dẫn Sử Dụng Nhanh Máy Toàn Đạc Điện Tử Leica FlexLine TS10

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *