Hướng Dẫn Đo RTK Bằng Phần Mềm CGSURVEY
Nếu bạn đang tìm hiểu cách đo RTK bằng phần mềm CGSURVEY, thì bạn đã tìm đúng chỗ. Phần mềm CGSURVEY được tích hợp trong máy RTK Comnav T300 Plus – loại máy GPS RTK được rất nhiều người sử dụng.
Đo RTK Bằng Phần Mềm CGSURVEY
1. Cài Đặt Hệ Tọa Độ – Tạo Project
1.1 Khởi động phần mềm CGSurvey
Khởi động sổ tay → Click Start → Chọn biểu tượng CGSURVEY → Giao diện Home của phần mềm sau khi khởi động bao gồm 6 MENU và thanh trạng thái như hình dưới:
1.2 Tạo mới hệ tọa độ
Sau khi kết nối máy đo thành công theo phương pháp sử dụng trạm CORS hoặc trạm BASE Radio theo các bước trên, ta tiến hành thiết lập hệ tọa độ địa phương cho khu vực đó. Việc thiết lập hệ tọa độ chỉ cần làm một lần đối với mỗi khu vực, phần mềm sẽ tự lưu các thông số của hệ tọa độ này, ta chỉ cần chọn lại cho các lần tạo Project tiếp theo.
Chú ý: Trước khi tạo hệ tọa độ mới, ta cần đăng nhập vào hệ thống phần mềm.
Cách đăng nhập: Menu Chính → Config → Administrator → Login → Nhập tên đăng nhập và mật khẩu.
Các bước tạo hệ tọa độ mới: Vào Config → Datum Manager → New → Nhập tên hệ tọa độ vào ô Please input the new datum → Enter.
Hình minh họa như bên dưới:
- Thẻ Ellise Par: Tích chọn vào ô Ellipse để chọn Ellipse WGS84
- Thẻ Projction Par: Điền các thông số hệ tọa độ địa phương
- Proj.type: Chọn phương pháp chiều Transever Mecator
- Central Meridial: Nhập kinh tuyến trục của địa phương (Đơn vị độ – phút – giây)
- Scale Factor: Nhập tỷ lệ biến dạng kinh tuyến trục ứng với từng múi chiếu, múi 3 độ là 0.9999
- False Easting: Nhập thông số dịch trục X:500000
- Các thông số còn lại để mặc định
Xem hình dưới:
- Thẻ Transform sử dụng các tham số tính chuyển hệ tọa độ: Có thể sử dụng 3 tham số, 7 tham số hoặc không sử dụng. Khi tích chọn sử dụng tham số tuyến tính, phần mềm sẽ hiện ra bảng để nhập tham số như hình dưới:
Thẻ Hor.Adj và Ver.adj không tích chọn, để mặc định theo phần mềm như hình dưới:
Click OK để hoàn tất việc tạo hệ tọa độ mới
1.3 Tạo mới Project
Sau khi hoàn thành tạo mới hệ tọa độ hoặc sử dụng hệ tọa độ có sẵn, ta tiến hành tạo mới một project:
Từ Menu Chính →File → New Project
- Project: Đặt tên project ( bắt buộc)
- Datum: Chọn hệ tọa độ vừa tạo hoặc có sẵn ( bắt buộc)
- Time Zone: 7:00 ( Nên đặt)
- Description: Ghi chú
- Operator: Tên người đo
- Note: Ghi chú
→ Click OK để hoàn tất, phần mềm CGSurvey sẽ làm việc với Project vừa tạo.
2. Kết Nối Thiết Bị
Lưu ý: Sau khi tạo xong Project, ta tiến hành cài đặt cổng COM liên kết giữa máy thu và sổ tay, mỗi máy thu được kết nối với sổ tay thông qua một cổng COM duy nhất. Công việc này chỉ cần làm một lần, từ lần sau ta chỉ cần ghi nhớ cổng COM vừa tạo và chọn đúng cổng để liên kết
Các bước thực hiện như sau:
MENU chính → Config → Work Mode → BT Config
Chức năng kết nối
Cài đặt kết nối
Xuất hiện chức năng Wireless Manager → Menu → Bluetooth Setting → Add new device
Cửa sổ kết nối
Kết nối thiết bị mới
Chọn Mã số Bluetooth của đầu thu → Click chọn mã của đầu thu → Next → Nhập password: 0000
Mã Bluetooth của đầu thu
Mã Bluetooth của đầu thu
Kết nối thành công → Xuất hiện màn hình như hình dưới → Done → Chuyển sang thẻ COM Port → New Outgoing Port
Thông báo kết nối thành công
Thẻ COM Port chọn cổng COM
Chọn mã Bluetooth → Next → COM 5/8/9 → Finish
Bluetooth của đầu thu
Chọn cổng COM kết nối
Sau khi kết nối thành công, màn hình sẽ hiển thị như hình dưới, ta ấn OK và ấn biểu tượng”X” ở góc trên bên phải để tắt cửa sổ kết nối.
Cổng COM đã kết nối
Tắt cửa sổ kết nối
Chú ý: Các đầu thu khác thực hiện thiết lập Bluetooth tương tự để kết nối với máy Rover ( Chú ý phải chọn khác cổng COM đã kết nối với máy BASE)
3. Thiết Lập Đo RTK Với Base Radio Ngoài Theo Phương Pháp Trạm Base Đặt Bất Kỳ
Đúng như tên gọi, phương pháp đo RTK với trạm Base đặt tại vị trí bất kỳ là phương pháp dựng Base tại nơi chưa có tọa độ ( Không đặt Base tại mốc), sau khi kết nối máy xong tọa độ sẽ được nạp vào hệ thống thông qua trạm Rover bằng cách Quy “0”. Phương pháp này có ưu điểm là giúp ta chọn linh hoạt vị trí đặt Base, không phụ thuộc vào vị trí mốc
3.1 Lắp đặt trạm Base và Rover sử dụng Radio ngoài
- Lặp đặt trạm đo Radio ngoài
- Kiểm tra cơ bản kết nối Radio
Xem hình minh họa bên dưới:
Lắp đặt trạm Base
Lắp đặt trạm Rover
Kiểm tra kết nối thiết bị Radio ngoài
3.2 Kết nối Base
Chọn cổng COM của máy sử dụng làm Base → Click Connect → Thiết lập thông số như hình dưới:
Kết nối với máy Base
Thiết lập thông số Base
Chuyển sang thẻ Param và the Position ( Bỏ Fix Base) → Click Start.
Thiết lập thông số Base
Thiết lập thông số Base
Thiết lập Base thành công sẽ hiện ra bảng thông báo như hình dưới:
Thông báo thiết lập Base thành công
3.3 Kết nối Rover
Chọn cổng COM đã thiết lập cho máy Rover Click Connect và khai báo các thông số.
Thiết lập thông số cho Rover
Thiết lập chế độ Radio ( Kiểm tra tần số kênh radio trên đầu phát Radio) tại thẻ RTK.
Thiết lập thông số Rover
Thiết lập Rover thành công như hình bên:
Thiết lập Rover
3.4 Quy “0” về mốc
Base và Rover đã được kết nối thành công, tuy nhiên lúc này hệ thống vẫn đang có tọa độ giả định. Ta cần đưa máy Rover về mốc đã biết tọa độ và tiến hành quy “0”. Thao tác như sau:
- Đưa máy Rover về mốc có tọa độ, cân bằng máy chính xác lên mốc và vào chương trình đo chi tiết
- Từ Menu chính → Survey → Measure → Measure Points → Xuất hiện cửa sổ đo chi tiết như hình.
- Tiến hành đặt tên điểm, mã điểm, nhập chiều cao Rover và bấm Meas để đo 1 điểm trên mốc.
Đo một điểm trên mốc đã biết tọa độ
- Nhập tọa độ điểm gốc vào thư viện điểm đo: Từ Menu Chính → Input → Point → Xuất hiện cửa sổ nhập điểm → Điền đầy đủ thông tin tên điểm, tọa độ, cao độ của điểm mốc → Tích vào ô Control Point → Click Save để lưu.
- Tiến hành Quy “0”: Menu chính → Edit → Site Calibration → Xuất hiện hộp thoại như hình dưới → Add → Click theo chỉ dẫn như hình:
Chọn điểm gốc và điểm đo giả định để Quy “0”
Bấm Cal để Quy “0” → Xuất hiện thông báo như hình dưới Bấm OK → Khi nào các giá trị H.Resid và V.Resid về 0.000 là thành công.
Bấm “Cal” để quy “0”
Bấm OK để chấp nhận
3.5 Bắt đầu đo chi tiết
Sau khi Quy “0” hệ thống đã được đưa về đúng tọa độ, từ đây ta có thể bắt đầu tiến hành các công việc bình thường. Để vào chương trình đo chi tiết ta thao tác như sau:
Menu chính → Survey → Measure Points → Xuất hiện cửa sổ đo chi tiết – Đặt tên điểm, mã điểm, nhập chiều cao Rover → Bấm Meas để đo.
Chương trình đo chi tiết
4. Thiết Lập Đo RTK Với Trạm Base Radio Ngoài Theo Phương Pháp Trạm Base Đặt Tại Mốc
Với phương pháp này, yêu cầu ta phải dựng trạm Base, định tâm cân bằng chính xác vào mốc đã biết tọa độ
4.1 Lắp đặt trạm Base, trạm Rover sử dụng Radio ngoài
- Lắp đặt trạm đo Radio ngoài
- Kiểm tra cơ bản kết nối Radio
4.2 Kết nối trạm Base
Chọn cổng COM của máy sử dụng làm BASE → Connect → Thiết lập thông số
Thiết lập thông số Base
Chuyển sang thẻ Param → Save Param
Chuyển sang thẻ Position → Fix Base → Nhập đầy đủ tọa độ Base hoặc chọn Choose để chọn điểm từ thư viện → Start
Thiết lập thông số Base
Nhập tọa độ Base
Nếu thiết lập base thành công, bạn sẽ nhận được thông báo như hình dưới:
4.3 Kết nối Rover
→ Chọn cổng COM đã thiết lập cho máy Rover → Connect và khai báo các thông số
Thiết lập thông số cho Rover
→ Thiết lập chế độ Rover ( Kiểm tra tần số kênh radio trên đầu phát Radio) tại thẻ RTK:
Thiết lập thông số Radio cho Rover
→ Thiết lập thành công:
Thiết lập chế độ đo RTK thành công
4.4 Vào chương trình đo chi tiết
- Đối với phương pháp đặt trạm Base tại mốc tọa độ, sau khi kết nối xong ta có thể tiến hành các công việc mà không cần Quy “0”
- Từ Menu chính → Survey → Measure → Measure Points → Xuất hiện cửa sổ đo chi tiết → Đặt tên điểm, mã điểm, chiều cao Rover → Bấm Meas để đo.
Vào chương trình đo chi tiết
5. Một Số Chương Trình Đo Hay Dùng
Phần mềm CGSurvey cung cấp người dùng rất nhiều chức năng đo đạc phục vụ đắc lực cho công tác Khảo sát địa hình, Giao thông, Thủy lợi, Đo đạc địa chính, Thi công, cắm mốc công trình, các chương trình tính toán diện tích, góc cạnh, phương vị… và rất nhiều các chương trình ứng dụng khác.
Giới hạn trong bài viết này, Công Ty CP Phát Triển Công Nghệ Trắc Địa Việt Nam xin đề cập tới một số chương trình đo hay dùng nhất ngoài thực địa
5.1 Chương trình đo chi tiết
Sau khi kết nối thành công thiết bị theo một trong các phương pháp nêu trên, ta có thể sử dụng chương trình đo chi tiết
- Thao tác: Menu chính → Measure → Measure Points → Xuất hiện cửa sổ đo chi tiết → Đặt tên điểm, mã điểm, chiều cao Rover → Bấm Meas để đo.
- Phần mềm sử tự động lưu điểm đo vào trong Project đã tạo, số thứ tự điểm nằm ở mục Point Name sẽ nhảy tinh tiến tăng dần.
- Xem điểm đo: Menu chính → Edit → Element Manager → Point Manager → Tất cả các điểm trong Project hiện tại sẽ hiện ra.
Chương trình đo chi tiết
Quản lý điểm đo
6.2 Chuyển điểm thiết kế ra thực địa ( Stake out)
Để bắt đầu chương trình, ta cần kết nối thiết bịa thành công trong hệ tọa độ cần cắm theo một trong các phương pháp trên.
- Từ Menu Chinh → Survey → Stake Points → Xuất hiện cửa sổ cắm điểm
- Nhập điểm cần cắm theo hai cách:
- Nhập từng điểm: Add → Input Single Point
- Load tất cả các điểm trong thư viện: Add → All Point → Import
- → Chọn điểm cần cắm → Bấm Stake
Quản lý thư viện điểm cần cắm
Xuất hiện cửa sổ như hình dưới, di chuyển Rover theo hướng la bàn trên màn hình đồ họa sao cho các thông số trên hình về đạt chỉ tiêu yêu cầu.
Cắm điểm thiết kế ra thực địa
- A – Các thông số định vị điểm
- B – Vị trí điểm cần tìm
- C – Vị trí Rover
6.3 Các chương trình đo tính toàn nâng cao
Phần mềm CGSurvey còn cung cấp các chương trình đo tính toán trong Menu COGO như sau:
- Compute Inverse: Tính nghịch đảo
- Compute point: Đo và tính điểm
- Compute Area: Đo và tính diện tích
- Compute Azimuth: Đo và tính phương vị
- Compute Rotate Angle: Đo và tính góc
- Compute distance: Đo và tính chiều dài cạnh
- Device Line: Chia đoạn thẳng
- Calculator: Công cụ máy tính
Chương trình đo tính toán COGO
6. Xuất – Nhập Tọa Độ Điểm Và Trút Số Liệu
6.1 Nhập tọa độ điểm vào phần mềm
Phần mềm CGSurvey cho pháp nhập số liệu từ File máy tính trực tiếp vào Project trong sổ tay, tao tác như sau:
→ Chuẩn bị một File số liệu tọa độ định dạng chuẩn trong máy tính (.txt hoặc .csv )
→ Kết nối sổ tay với máy tính thông qua cáp USB.
→ Copy File số liệu vào bộ nhớ của sổ tay
→ Tao tác trên sổ tay: Khởi động CGSurvey → File → Import → Grid Point ( Local Points Coordinate) tìm đến file vừa copy vào trong sổ tay → Bấm OK
Nhập số liệu từ máy tính vào sổ tay
6.2 Xuất tọa độ điểm
Từ thư viện điểm đo trong máy, ta có thể xuất ra nhiều định dạng khác nhau và copy ra máy tính, thao tác như sau:
→ Khởi động CGSurvey
→ Menu Chính → File → Export → Points
→ Chọn định dạng cần xuất
→ Nhập tên File xuất ra → Click OK
→ Kết nối sổ tay với máy tính thông qua cáp USB, tìm đến đường dẫn lưu trữ dữ liệu vừa xuất để Copy ra máy tính, thường là: You Controller/Program Files/CGSurvey.
Xuất điểm đo và copy ra máy tính
Trên đây là giới thiệu chi tiết cách sử dụng phần mềm EGStar 3.0 khi làm việc trên máy GPS RTK Comnav
- Tài liệu được biên soạn dựa theo tài liệu tiếng Anh kết hợp kinh nghiệm làm việc thực tế.
- Tác giả: Vũ Trọng Lâm – Phòng Kỹ Thuật Công Ty CP Phát Triển Công Nghệ Trắc Địa Việt Nam.
Quý khách khi sử dụng sản phẩm, dịch vu trắc địa của công ty sẽ luôn nhận được sự hỗ trợ nhiệt tình từ đội ngũ kỹ sư qua Video Call trong quá trình làm việc.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
- CÔNG TY CP PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ TRẮC ĐỊA VIỆT NAM
- VPGD: Số 21, ngõ 10 – đường Trần Duy Hưng – Q.Cầu Giấy – TP.Hà Nội
- Điện thoại: 0243 7756647 – 0913.37.86.48
- Đại diện: Ông Nguyễn Văn Dũng
- MST: 0102305681 – STK: 12510000160392
- Tại Ngân Hàng TMCP Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam – Chi nhánh Đông Đô