Đo EDM Là Gì Trong Công Tác Khảo Sát Trắc Địa

Đo EDM Là Gì Trong Công Tác Khảo Sát Trắc Địa?

EDM ( Viết tắt của Electronic distance measurement) tạm dịch là đo khoảng cách điện tử – là phương pháp xác định khoảng cách ( độ dài) giữa hai điểm bằng sóng điện từ, phổ biến nhất là sóng vi mô và sóng hồn ngoại.

1. Đo EDM làm gì?

Để thực hiện được phép đo này, người ta phải chuẩn bị một thiết bị đo khoảng cách điện tử và một gương phản xạ. Sóng phát ra từ thiết bị đo khoảng cách điện tử đến gương phản xạ và quay trở lại, sau đó, máy sẽ tính được thời gian đi – về của sóng điện từ đó và đưa ra con số về khoảng cách hiện lên màn hình, con số được đưa ra theo công thức:

Khoảng cách = Vận tốc X Thời gian

Lịch sử phát triển của phép đo EDM, có ba loại thiết bị trắc địa được sản xuất và ứng dụng là thiết bị vi sóng, thiết bị hồng ngoại và thiết bị sóng ánh sáng.

Đo EDM ( Electronic Distance Measuring)

2. Đo EDM bằng thiết bị vi sóng

Đây là những thiết bị dùng để đo EDM sử dụng sóng vi mô. Thiết bị loại này lần đầu tiên được sản xuất tại Nam Phi bởi đại dá Harry và được phát triển rộng rãi bởi tiến sĩ T. L. Wadley vào năm 1950, thiết bị này được đặt tên là Tellurometer.

Tellurometer sử dụng kỹ thuật đã đề cập ở trên, so sánh pha của sóng để xác định khoảng cách. Phương pháp này cần hai thiết bị và hai người vận hành. Tín hiệu sóng vi mô được bức xạ từ thiết bị nguồn chính đến bộ phản xạ và sau đó bộ phản xạ khuếch đại tín hiệu sóng vi mô để gửi chúng trở lại thiết bị nguồn chính theo pha chính xác khi chúng phát ra.

Ưu điểm của phương pháp đo EDM bằng thiết bị vi sóng:

Có thể đo được khoảng cách tối đa từ 80 đến 100km

Sai số: +/- 5 đến 15 mm mỗi km.

Tellurometer

3. Đo EDM bằng thiết bị hồng ngoại

Đây là những thiết bị dùng để đo EDM sử dụng sóng của tia hồng ngoại. Những thiết bị loại này được sử dụng vô cùng rộng rãi trong các công trình công nghiệp, dân dụng vì độ chính xác cao, giá thành rẻ hơn so với thiết bị vi sóng. Được sử dụng nhiều nhất chính là máy kinh vĩ điện tử và máy toàn đạc điện tử Leica Nikon Sokkia Topcon

Ưu điểm của phương pháp đo EDM bằng thiết bị hồng ngoại:

Khoảng cách tối đa có thể đo được: Thông thường là 3-5km, một số máy toàn đạc điện tử chuyên dụng như Leica Flexline TS10 có thể đo đc 10km

Sai số: +/- 5 đến 15 mm mỗi km

Máy toàn đạc Leica Flexline Ts10

4. Đo bằng thiết bị sóng ánh sáng

Đây là những thiết bị đo EDM sử dụng ánh sáng nhìn thấy hoặc độ dài bước sóng có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Ở đây thiết bị chính được sử dụng làm dụng cụ phát ánh sáng có bước sóng cao và lăng kính khối vuông được sử dụng làm gương phản xạ.

geodimeter

Ưu điểm đo EDM bằng thiết bị sóng ánh sáng

Giá thành rẻ nhất

Độ chính xác cao nhất: +/- 0,2mm đến 1mm mỗi km

Khoảng cách đo được: Rất ngắn ( 1km)

xem thêm

Đại lý bán Máy Toàn Đạc Điện Tử Robotic nhập khẩu chính hãng

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *