Cách sử dụng máy kinh vĩ để đo khoảng cách
Máy kinh vĩ có rất nhiều tính năng tiện ích và dễ sử dụng, nhưng để đảm bảo tính hiệu quả cần phải tìm hiểu kĩ về cách sử dụng máy kinh vĩ để chính xác, tránh sai số, nâng cao hiệu quả công việc hơn.
Hướng dẫn cách sử dụng máy kinh vĩ điện tử
I. Đo chi tiết bằng phương pháp tọa độ cực.
– Bước 1. Đặt máy kinh vĩ trên một điểm trạm đo (dọi tâm, cân bằng sơ bộ, cân bằng chính xác).
– Bước 2. Định hướng: là việc ngắm ống kính về một trạm đo khác và đưa bàn độ ngang về “00”.
– Bước 3. Đo chi tiết: là việc quay Máy kinh vĩ ngắm đến mia dựng tại các điểm chi tiết (góc ranh, góc đường, góc ngoặt của sông suối…) để thu thập các số liệu về góc và cạnh rồi ghi vào trong sổ đo chi tiết.
II. Đo khoảng cách gián tiếp
Khoảng cách đo được từ máy kinh vĩ đến mia là khoảng cách trực tiếp, còn khoảng cách giữa hai mia được gọi là khoảng cách gián tiếp.
Giả sử cần đo khoảng cách giữa 2 điểm dựng mia B và C tiến hành:
– Đặt Máy kinh vĩ tại 1 điểm bất kỳ (A) sao cho có thể ngắm đến các điểm dựng mia (B, C).
– Ngắm mia dựng tại B và C rồi đo góc “” và đo khoảng cách từ Máy kinh vĩ đến 2 mia ta được cạnh “b và c”
– Tính khoảng cách gián tiếp (a) theo công thức:
Cách dùng máy kinh vĩ để đo khoảng cách như sau:
Bước 1: Đặt máy đo, bố trí đế máy kinh vĩ
Đế máy bằng cách điều chỉnh chân máy đến một khoảng cách chiều cao thích hợp cho khảo sát, đo đạc rồi siết chặt ốc khóa đế với chân máy sau đó đặt máy lên chân, dùng con ốc trung tâm để gắn máy với chân.
Bước 2: Thực hiện cân bằng máy kinh vĩ
Cân bằng Máy kinh vĩ dùng bọt thủy: Tiến hành điều chỉnh 2 ốc cân chỉnh A và B và bọt thủy vào trung tâm vòng tròn, điều chỉnh ốc C và bọt thủy vẫn ở trung tâm vòng tròn.
Cân bằng Máy kinh vĩ bằng đĩa cân chỉnh: Nới lỏng ốc kẹp ngang, đặt đĩa song song với đường nối 2 ốc A và B. Điều chỉnh bọt thủy nằm ở trung tâm của đĩa. Sau đó xoay tròn đĩa cân chỉnh theo góc 90 độ xung quanh trục đối xứng dọc. Tiến hành điều chỉnh ốc C và lúc này bọt thủy nằm trung tâm của đĩa cân.
Bước 3: Chỉnh về trọng tâm
Có 2 cách để chỉnh trọng tâm máy kinh vĩ là:
Dùng dọi tâm quang học:
Sử dụng ba ốc ở đế máy: Xoay nút điều chỉnh tiêu điểm của dọi tâm quang hoc sao cho khớp với vị trí của điểm đánh dấu trên mặt đất. Nhìn qua dọi tâm, di chuyển đế máy trên mặt phẳng của chân thiết bị đến khi điểm trung tâm trùng với phần điểm đánh dấu trên đất. Khi xoay đĩa cân chỉnh 1 góc 90 độ, bọt thủy sẽ nằm ngay trung tâm. Nếu bọt thủy lệch trung tâm thì điều chỉnh ốc cân chỉnh bọt thủy.
Sử dụng dịch chuyển phần trên đế máy: Xoay nút điều chỉnh tiêu điểm của dọi tâm quang học, xoay cho đến khi tiêu điểm khớp với vị trí của điểm đánh dấu trên mặt đất. Mở khóa của đĩa thay đổi vị trí tiêu điểm, sau đó quan sát qua thị kính của dọi tâm và đẩy vòng ngắm chuẩn để điểm đánh dấu trùng với tiêu điểm. Sau khi đánh dấu xong thì đóng khóa lại, xoay đĩa cân chỉnh chính xác 1 góc 90 độ, bọt thủy lúc này sẽ nằm ngay trung tâm. Nếu bọt thủy lệch, điều chỉnh lại ốc cân chỉnh bọt thủy.
Dùng dọi tâm laser:
Thực hiện chỉnh cân bằng với dọi tâm laser như sau:
Mở ốc cân chỉnh trung tâm của đế máy, di chuyển đĩa nằm ở phía trên của đĩa máy (đĩa nền) sao cho điểm laser trùng với điểm đánh dấu trên mặt đất. Tiếp tục là thực hiện khóa ốc cân chỉnh trung tâm.
Lặp lại việc cân chỉnh trên đến khi xoay vòng ngắm chuẩn của thiết bị theo bất kỳ hướng nào thì thiết bị vẫn thăng bằng và điểm laser trùng với điểm đặt.
Bước 4 Điều chỉnh và ngắm hướng
Tiến hành với dây chữ thập: Hướng ống kính lên trời nơi có ánh sáng đồng nhất, xoay thị kính cho đến khi 2 đường chữ thập có màu đen rõ ràng. Khi đó thì trên thang đo chỉ ra hướng chính xác cần ngắm đến.
Điều chỉnh ảnh ngắm bằng cách mở bàn kẹp ngang và đứng. Dùng khóa ở thị kính quang học để điểu chỉnh độ rung sao cho nhìn thấy mục tiêu. Thực hiện mở ốc cân chỉnh 2 đường tiếp tuyến ngang và đứng để dời dây chữ thập sát điểm do. Điều chỉnh độ rung đến khi mà ảnh ngắm rõ nét và không bị ảnh hưởng bởi góc thị sai.
Máy kinh vĩ để đo khoảng cách
Bất kì một thiết bị đo đạc nào muốn được hoạt động tốt đều cần phải được sử dụng đúng cách, và máy kinh vĩ cũng vậy.
Đặc biệt các máy đo đạc Leica Sokkia như máy toàn đạc, máy kinh vĩ đều có thể đo khoảng cách sơ bộ tới đo khoảng cách một cách chính xác nhất. Và thiết bị máy kinh vĩ điện tử cũng chức năng cơ bản đó. Để có được giá trị cao độ một cách chuẩn xác nhất thì các thiết bị như máy thủy bình chính xác các giá trị đo đạc
Máy toàn đạc và máy kinh vĩ
Các thế hệ máy trắc địa đều có thể khai thác ứng dụng đo khoảng cách nhờ hệ thống khắc chỉ chữ thập. Tuy nhiên, kết quả chỉ được dùng trong việc xác định sơ bộ trị vật lý khoảng cách, không có tác dụng thay thế máy đo dài điện quang chính xác cao.
Chức năng này dùng để xác định khoảng cách từ Máy kinh vĩ tới mia trong phạm vi sai số lớn, dùng để thiết lập trạm máy một cách sơ bộ đảm bảo trước sau khoảng cách máy-mia (d) phải gần bằng nhau, giúp giảm thiểu sai số đo góc.
Máy kinh vĩ cơ là một trong những dòng máy trắc địa dễ sử dụng và dễ dùng nhất. Không cần có kiến thức chuyên sâu về cấu tạo của Máy kinh vĩ, các chi tiết máy hay cách vận hành máy.
3 bước làm: Định tâm, cân bằng và nhắm mục tiêu là có thể tiến hành công việc.
xem thêm:
- Cách điều chỉnh máy thủy bình đơn giản dễ dàng
- Cách ngắm máy thủy bình
- Hướng dẫn sử dụng máy thủy bình điện tử
- Phương pháp đo máy thủy bình
- Máy thủy chuẩn là gì?
- Cách sử dụng máy thủy bình Bosch
- Công thức tính độ chênh cao
Nếu gặp bất kỳ sự cố nào trong quá trình vận hành, hãy liên lạc với đội ngũ kỹ thuật để có hỗ trợ và chuyển giao công nghệ miễn phí – 24h. Qúy khách có nhu cầu, hãy gọi ngay cho CÔNG TY CP PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ TRẮC ĐỊA VIỆT NAM theo số 0243 7756647 – 0913.37.86.48 để có giá tốt nhất