Máy toàn đạc điện tử đo đạc khảo sát đo đạc địa chính, địa hình, xây dựng các công trình dân dụng.. Thị trường có các dòng được ưa chuộng nhất là như máy toàn đạc Leica, Trimble, Topcon, Sokkia, Nikon…
Hướng dẫn sử dụng máy toàn đạc điện tử Leica cơ bản nhất
Ghi nhớ các phím chức năng máy toàn đạc điện tử Leica
Muốn sử dụng máy toàn đạc Leica chuẩn tốt nhất, hiểu chức năng của các nút trên máy:
INPUT: nhập số liệu.
DIST: đo khoảng cách.
ALL: vừa đo khoảng cách vừa lưu vào bộ nhớ của máy
IR/RL: chọn chế độ đo có gương hoặc chế độ đo không gương.
REC: lưu điểm vào bộ nhớ.
EDM: cài đặt EDM.
STATION: nhập toạ độ điểm đứng máy.
SET Hz: đưa góc ngang về 0°00’00” hay nhập vào một góc bất kỳ.
COMP: bù trục nghiêng.
SECBEEP: báo hiệu góc ¼.
ESC: thoát, hủy bỏ lệnh, trở về trước.
ENTER: đồng ý lệnh.
PAGE: thay đổi trang khác
USER: người dùng
FNC: những hàm chức năng.
MENU: menu chính.
F1; F2; F3; F4: các phím nóng
Cách cài đặt máy toàn đạc điện tử Leica
Máy Leica màn hình 1.4:
Contrast: độ tương phản của màn hình
Trigger key: phím đo bên hông. Chọn 1 trong 3 chức năng.
All: đo và lưu dữ liệu.
Dist: đo khoảng cách.
Off: tắt phím Trigger key.
User key: phím chọn lựa nhanh
Tilt Correction: độ bù trục nghiêng.
Hz Collimation: hiệu chỉnh góc ngang.
Reticle III umin: chiếu sáng dây chữ thập.
Display Heater: làm ấm màn hình.
Máy Leica màn hình 2.4:
Sector beep: báo hiệu góc ¼.
Beep: tiếng bíp.
V-setting: chọn chế độ đo góc đứng.
Hz Incrementation: chọn góc ngang cho máy.
Language: ngôn ngữ
Char. Input: chọn bàn phím nhập liệu
Máy Leica màn hình 3/4:
Angle unit: đơn vị đo góc.
Min. Reading: góc nhảy trên màn hình.
Dist. Unit: đơn vị chiều dài.
Dist. Digit: độ chính xác chiều dài.
Temp. Unit: nhiệt độ.
Press. Unit: áp suất.
Auto – off: tự động tắt nguồn.
Máy Leica màn hình 4/4:
Data out put: xuất dữ liệu
GIS – Format: dữ liệu GIS.
Một số lưu ý khi sử dụng máy toàn đạc điện tử
- Khi dùng máy toàn đạc, ta nên chú ý: Không đặt máy toàn đạc điện tử ở dưới đất, chỉ đặt máy trên chân máy. Giữa máy và đế máy phải được cố định chắc chắn.
- Không dùng máy toàn đạc điện tử tại địa điểm gần các trạm điện biến áp cao áp. Nên để máy ở những nơi thoáng mát, không để những nơi nhiệt độ cao.
- Sau khi sử dụng máy toàn đạc điện tử ở nơi trời nắng nhiệt độ cao, cần để máy ở nơi râm mát để hạ nhiệt, sau đó mới cất máy.
- Không dùng ống kính ngắm khoảng cách trực diện với mặt trời; vì khi đó, án sáng nắng của mặt trời sẽ dễ làm hỏng bộ phận quang học của máy toàn đạc
- Khi vệ sinh máy toàn đạc, chỉ nên dùng chất tẩy rửa để lau tránh làm trầy sướt bong tróc bề mặt bàn phím màn hình
- Trong khi vận chuyển máy mang đi, cần tránh không để máy bị xóc, dao động mạnh dễ đổ vỡ
Hướng dẫn sử dụng máy toàn đạc điện tử Topcon
Những bước sau chỉ dẫn về máy toàn đạc Topcon
Bước 1 .
- Thao tác tiếp theo là nhập giá trị góc ngang chọn 2.INPUT. Để hiển thị cửa sổ , gõ nhập trị số góc ngang, ấn ENT để có thể quay về màn hình chính
- Khi nhập số lẻ thì ngăn cách bằng dấu chấm trên máy toàn đạc
- Đo lặp thì chọn 3.Rept thì có thể chọn hướng ngắm BS và hướng ngắm đo lặp FS , trên màn hình sẽ xuất hiện màn hình đo góc lặp và cửa sổ đo lặp góc ngang .
- Sau đó ngắm và ấn nút MSR1/ MSR2 đo sẽ xuất hiện chỉ số lần đo N=, góc ngang đo lặp trung bình HRx và tổng góc ngang đo cộng dồn là HR.
- Để kết thúc nhấn ENT. Sau đó sẽ xuất hiện cửa số báo trị số đo góc ngang lặp trung bình HRX và góc ngang thự là kí hiệu HA .
- Nếu cần lưu vào bộ nhớ máy toàn đạc thì nhấn ENT .
- Tuần tự các trường khai báo tên điểm PT, chiều cao gương là HT và mã địa hình là CD
Bước 2.
Để đo 2 mặt > F1/F2, thực hiện đo góc chính xác loại trừ những sai số cơ học của máy, đảo ống kính đo 2 mặt, khi đo xong muốn dừng thì nhấn phím ENT. Trên màn hình máy sẽ báo trị số goc đo trung bình
Bước 3.
Khóa tạm thời góc ngang nhấn 5, cần giữ một trị số góc ngang thì dùng thao tác này .
Đáy màn hình có 2 phím mềm bỏ qua thì ấn Abrt sau đó đặt nhấn SET để đặt trị số đo góc ngang tùy ý