Tổng Quan Về Máy Toàn Đạc Tự Động Và Lợi Ích Nó Mang Lại

Máy toàn đạc điện tử là thiết bị đo lường được dùng phổ biến trong hầu hết các công trường công nghiệp và dân dụng bởi những hiệu suất đo đạc tính toán không thể thay thế. Tuy nhiên, cùng với sự phát triền của khoa học công nghệ, máy toàn đạc tự động đã ra đời và sẽ dần thay thế cho máy toàn đạc điện tử trong một tương lai không xa.

1. Máy Toàn Đạc Tự Động Là Gì?

Máy toàn đạc (tiếng anh là Robotic Total Station) được hiểu là máy toàn đạc điện tử được tích hợp thêm công nghệ mới, cho phép máy có thể được vận hành từ xa bởi duy nhất một người thay vì cần tới ít nhất hai người để làm việc với máy toàn đạc truyền thống (Một người đứng máy và một người đi gương).

Sản phẩm máy toàn đạc Leica Sokkia Topcon Nikon phân phối chính hãng tại đây

Máy toàn đạc điện tử Leica TS FlexLine  07 - 03 - 02
Máy toàn đạc điện tử

2. So Sánh Máy Toàn Đạc Tự Động Và Điện Tử

Để hiểu rõ hơn về máy toàn đạc tự động, ta sẽ tiến hành so sánh nó với máy điện tử đang được sử dụng phổ biến trên thị trường:

2.1 Điểm giống nhau giữa 2 máy toàn đạc điện tử và tự động

Có cùng cơ chế đo: Cơ chế đo của máy điện tử và tự động là hoàn toàn giống nhau, đó là chiếu tia hồng ngoại đến một tấm phản xạ, rồi dựa vào thời gian di chuyển đi/về của tia hồng ngoại để tính toán khoảng cách từ trạm máy đến điểm đo.

Có cùng cơ chế hoạt động: Về cơ bản, máy toàn đạc điện tử và tự động có cùng đặc điểm, đó là dùng bộ vi xử lý để giải quyết số liệu đo xa, đo góc ngang, góc đứng của các điểm qua đó giải quyết những bài toán dùng trong việc đo lường, khảo sát, bố trí điểm, tìm điểm khuất…

2.2 Sự khác nhau của máy toàn đạc điện tử và máy tự động

Để có thể được vận hành từ xa bởi duy nhất một người, máy toàn đạc tự động được tích hợp thêm một số công nghệ mới mà máy điện tử không có như sau:

Động cơ: Công nghệ động cơ là nền tảng cho sự ra đời của máy tự động. Đông cơ này cho phép máy tự động xoay ngang, xoay dọc trên một trụ cố định một cách trơn tru với vận tốc lên tới 180 độ/giây

Bộ vi xử lý để phát hiện và bám sát mục tiêu đo: Bộ vi xử lý được tích hợp trong máy toàn đạc tự động cho phép máy bắt đúng tâm gương nhanh chóng và chính xác 100%. Sau khi bắt được tâm gương, máy sẽ liên tục quay máy hướng tới gương cho tới khi có lệnh mới từ người điều khiển.

Ở chế độ không gương, bộ vi xử lý cũng cho phép máy bắt lấy điểm cần đo không những tự động, mà còn đo được nhiều điểm hơn bình thường, qua đó có thể phác họa rõ nét hơn mục tiêu cần đo. Máy cũng sẽ tự động loại bỏ những vật thể không liên quan đến mục tiêu đo.

Sự khác nhau về gương: Máy toàn đạc điện tử thông thường sử dụng gương 1 mặt, trong khi máy tự động cần sử dụng gương 360º để máy có thể bắt gương mọi lúc. Tất nhiên, bạn hoàn toàn có thể sử gương 360º để đo với máy điện tử thông thường.

Gương cầu máy toàn đạc Nikon

Gương cho máy toàn đạc tự động

Gương Leica 360 GRZ122

Công nghệ truyền dữ liệu xa: Các dữ liệu điểm đo được truyền liên tục từ trạm máy đến sổ tay điện tử gắn trên sào gương. So với máy toàn đạc điện tử, tín hiệu từ máy tự động được truyền đi ổn định ở khoảng cách xa tới 5km.

Gương cho máy toàn đạc điện tử

Kỹ sư đang vận hành máy toàn đạc điện tử gắn trên sào gương

Phần mềm bảo mật: Rất nhiều câu hỏi được đặt ra về nguy cơ máy bị mất tại thực địa (Do người điều khiển có thể đang ở cách trạm máy tới vài km). Để giải quyết vấn đề, máy toàn đạc tự động được trang bị phần mềm bảo mật, nó sẽ kích hoạt để:

  • Vô hiệu hóa máy tạm thời ngay khi bị mất.
  • Liên tục xác định và theo dõi vị trí trạm máy.
  • Tạo hàng rào địa lý, báo động khi trạm máy ra khỏi hàng rào này
  • Kiểm tra lịch trình di chuyển của máy.

Phần mềm bảo vệ LOC8 được tích hợp trên các máy toàn đạc tự động Leica GeoSystems

3 Đầu Tư Máy toàn đạc loại Tự Động 

Những lợi ích của máy toàn đạc mang lại là không thể bàn cãi:

  • Tự động bắt và bám gương
  • Cho tốc đô đo nhanh hơn 50% so với máy toàn đạc điện tử thông thường
  • Tiết kiệm nhân lực (Vì chỉ cần duy nhất một người vận hành)
  • Không xảy ra sai số trong quá trình vận hành, truyền tải dữ liệu
  • Kiểm soát và xử lý số liệu tốt hơn.

Tuy nhiên, trước khi đầu tư, ta cần cân nhắc rất nhiều yếu tố:

  • Yếu tố giá cả: Giá một chiếc máy toàn đạc tự động tại thời điểm năm 2020 đang dao động từ 300 triệu đến hơn 1 tỷ đồng –  quá cao so với mức chấp nhận được tại thị trường Việt Nam
  • Yếu tố nhân sự: Không có nhiều kỹ sư ở Việt Nam có thể 100% nắm bắt được kỹ thuật sử dụng máy toàn đạc tự động.

Vậy có thể thấy, việc sở hữu một chiếc máy toàn đạc tự động vẫn sẽ là câu chuyện trong tương lai. Nhưng với sự phát triển của khoa học công nghệ, giá thành những chiếc máy này rất nhanh sẽ giảm xuống, và sử dụng phổ biến nó có thể đến nhanh hơn bạn tưởng.

xem thêm

Nếu gặp bất kỳ sự cố nào trong quá trình vận hành, hãy liên lạc với đội ngũ kỹ thuật để có hỗ trợ và chuyển giao công nghệ miễn phí – 24h. Qúy khách có nhu cầu, hãy gọi ngay cho CÔNG TY CP PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ TRẮC ĐỊA VIỆT NAM theo số 0243 7756647 – 0913.37.86.48 để có giá tốt nhất

Đại lý bán Máy Toàn Đạc Điện Tử Robotic nhập khẩu chính hãng
Đại lý bán Máy Toàn Đạc Điện Tử