Máy Toàn Đạc Là Gì? Những Máy Toàn Đạc Điện Tử Tốt Nhất!

Máy Toàn Đạc là gì? Máy Toàn Đạc Điện Tử Tốt Nhất hiện nay?

Máy toàn đạc (Hay máy toàn đạc điện tử) – Tiếng anh là Total Station hay Total Station Theodolite –  là thiết bị khảo sát điện tử trắc địa hiện đại kết hợp giữa máy kinh vĩ điện tửmáy đo khoảng cách điện tử thông qua bộ vi xử lý, bộ thu thập dữ liệu và hệ thống lưu trữ. Máy toàn đạc điện tử được ứng dụng rộng rãi trong việc khảo sát và xây dựng công trình, chuyên dùng để đo góc ngang, góc dọc và khoảng cách từ vật thể đến máy.

Hãng máy toàn đạc điện tử tốt nhất nổi tiếng hiện nay

Máy đo khoảng cách điện tử: Giúp đo khoảng cách chính xác từ điểm đặt máy đến gương máy
Máy kinh vĩ điện tử: Đo góc ngang – góc đứng cực kỳ chính xác
Bộ vi xử lý, điều khiển, lưu trữ: Giúp các kỹ sư có thể lập kế hoạch đo, điều khiển máy, xử lý số liệu cho từng tình huống cụ thể.

Dòng máy toàn đạc điện tử dưới đây là tốt nhất nhờ chất lượng, độ chính xác, tính ổn định cao khi làm việc

Máy toàn đạc điện tử Leica TS FlexLine  07 - 03 - 02
Máy Toàn Đạc Điện Tử Tốt Nhất!

Nguyên lý đo máy toàn đạc điện tử là gì?

Đo khoảng cách của máy toàn đạc điện tử ( Đo EDM)

Để đo khoảng cách giữa 2 điểm, ta đặt máy toàn đạc điện tử ở điểm thứ nhất, đặt gương ở điểm thứ 2. Máy toàn đạc điện tử sẽ phát tín hiệu đến gương, và gương sẽ phản hồi lại máy. Từ đó, máy toàn đạc sẽ đo được khoảng cách giữa hai điểm theo công thức:

D=vt/2 trong đó

D: Khoảng cách cần đo

v: Vận tốc truyền tín hiệu ( V=3.10^8 m/s)

t: Thời gian truyền tín hiệu đi và về

Nguyên lý đo khoảng cách Máy Toàn Đạc Điện Tử
đo khoảng cách Máy Toàn Đạc Điện Tử

Đo Góc Của Máy Toàn Đạc điện tử là gì?

Một góc đại diện cho sự khác biệt giữa hai hướng. Trong hình – Góc ngang A giữa hai hướng dẫn đến các điểm P1 và P2 không phụ thuộc vào chênh lệch độ cao giữa các điểm đó, với điều kiện là ống kính luôn chuyển động trong một mặt phẳng thẳng đứng ngay cả khi máy toàn đạc nghiêng như thế nào đi nữa.

Nguyên lý đo góc máy toàn đạc điện tử
đo góc máy toàn đạc điện tử

Những bộ phận và linh kiện máy toàn đạc điện tử?

Để một chiếc máy toàn đạc điện tử có thể hoạt động và thực hiện các nhiệm vụ khảo sát tại công trường, nó cần có những bộ phận và những linh kiện đi kèm như sau:

Bộ phận chủ yếu máy toàn đạc điện tử là gì?

Cấu tạo máy toàn đạc điện tử
Cấu tạo máy toàn đạc điện tử
1: Trục đứng

2: Tay cầm

3: Ống ngắm sơ bộ

4: Vi động đứng

5: Trục ngang

6: Bọt thủy dài

7: Vi động ngang

8: Đế máy

9: Ốc cân bằng máy toàn đạc

10: Cổng giao tiếp

11: Màn hình và bàn phím

12: Thị kính

13: Chỉnh tiêu cự

Linh kiện đi kèm máy toàn đạc điện tử trong quá trình đo

Máy Toàn Đạc Là Gì? Top Những Máy Toàn Đạc Điện Tử Tốt Nhất!
Máy Toàn Đạc Điện Tử Tốt Nhất! 

– Chân máy
– Đế máy toàn đạc
– Gương
– Sào gương
– Pin dự phòng
– Dây cắm/ truyền dữ liệu

Ứng dụng của máy toàn đạc điện tử

Máy toàn đạc điện tử của hãng Leica được ứng dụng trong rất nhiều công việc, mang lại độ chính xác và hiệu quả cao, cụ thể như sau:

Sử dụng máy toàn đạc điện tử trong công tác đo vẽ bản đồ (Surveying)

Ngày nay, việc đo vẽ bản đồ cho một khu vực có diện tích rộng lớn thường được thực hiện bởi những chiếc máy chuyên dụng như máy GPS RTK, hay UAV RTK. Những chiếc máy này kết hợp với trạm tĩnh ( Base Station) hoặc Trạm Cors để đưa ra được tọa độ chính xác của các điểm đo, từ đó số liệu được xử lý bằng cách phần mềm tại văn phòng nhằm thành lập bản đồ theo đúng quy chuẩn, hệ quy chiếu của nhà nước

Tuy nhiên, tại các khu vực có diện tích nhỏ ( Như các công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp), việc thành lập bản đồ nhỏ nhưng yêu cầu độ chính xác cao đến milimet lại vô cùng cần thiết trong việc bố trí điểm. Tại đây, các kỹ sư phải dùng đến Máy Toàn Đạc Điện Tử để có được số liệu chính xác nhất, giảm thiểu tối đa sai số trong quá trình xây dựng

Sử dụng máy toàn đạc đem lại kết quả chính xác nhất
Sử dụng máy toàn đạc đem lại kết quả chính xác nhất

Chuyển điểm thiết kế ra thực địa ( Stakeout)

Ứng dụng này dùng để chuyển điểm từ bản vẽ thiết kế ra thực địa (đã biết trước toạ độ hoặc yếu tố góc và cạnh). Với chương trình này các điểm lỗ khoan thăm dò mở vỉa, khoan cọc nhồi, định vị công trình,…được chuyển ra ngoài thực địa một cách dễ dàng

Với giao diện màn hình hiển thị các thông số cần thiết giúp cho việc điều chỉnh khoảng cách gương ra xa, vào gần, sang trái, sang phải máy toàn đạc để đưa điểm đặt gương hiện thời vào đúng vị trí điểm cần chuyển ra thực địa, do vậy công việc trở lên nhanh hơn và kinh tế hơn rất nhiều

Đường thẳng tham chiếu ( Reference Line)

Chương trình này cho phép người dùng xác định đường thẳng gốc và sau đó lựa chọn thực hiện các công việc:

– Chuyển điểm thiết kế ra thực địa dựa theo đường thẳng tham chiếu
– Dựng một đường thẳng song song với một đường thẳng cho trước
– Kiểm tra tính song song, vuông góc của 2 hoặc nhiều đường thẳng
– Kiểm tra tim công trình, và các điểm giao nhau giữa các trục chính, trục phụ trong xây dựng,….

Đường thẳng tham chiếu

Các điểm gốc tạo đường thẳng gốc, có thể được đo trực tiếp ngoài thực địa, được nhập vào bằng tay hoặc gọi trong bộ nhớ máy ra.

Đường thẳng tham chiếu có thể là chính đường gốc (một trục/cạnh nào đó của công trình,…) hoặc được xác định bằng cách tham chiếu tới đường gốc. Đường thẳng tham chiếu có thể được dịch chuyển song song (khoảng cách Offset), theo chiều dọc (khoảng cách Line) hoặc theo chiều thẳng đứng (theo Height) so với đường gốc, hoặc quay quanh (Rotate) điểm gốc thứ nhất một góc cần thiết.

Đường thẳng tham chiếu

Trong hình vẽ:

– Điểm 1 và 2 là điểm gốc thứ nhất và thứ hai.
– Đường thẳng 3 là đường thẳng gốc (Base line)
– Đường thẳng 4 là đường thẳng tham chiếu

Đo khoảng cách gián tiếp ( Tie Distance)

Ứng dụng này dùng để xác định các yếu tố sau:

– Khoảng cách nghiêng giữa 2 điểm
– Khoảng cách ngang giữa 2 điểm
– Chênh cao giữa 2 điểm
– Phương vị cạnh nối 2 điểm
– Độ dốc (grade) giữa 2 điểm

Hai điểm này có thể đo ngoài thực địa hoặc lấy từ trong bộ nhớ của máy toàn đạc điện tử hoặc nhập toạ độ từ bàn phím

Đo khoảng cách gián tiếp
Mô tả một ứng dụng đo khoảng cách gián tiếp

Tính diện tích và khối lượng ( Area & DTM – Volume)

Chương trình tính diện tích và khối lượng được áp dụng trong đo vẽ tính khối lượng, đo địa chính,…và đặc biệt thể hiện tính ưu việt trong những trường hợp cần biết diện tích ngay tại hiện trường.

Tính diện tích và khối lượng bằng máy toàn đạc điện tử

Giải thích ký hiệu trên hình vẽ mô tả ứng dụng đo diện tích:

P0: Trạm máy máy toàn đạc
P1: Điểm đo đầu tiên tạo lên mặt phẳng dốc tham chiếu
P2: Điểm đo tạo lên mặt phẳng dốc tham chiếu
P3: Điểm đo tạo lên mặt phẳng dốc tham chiếu
P4: Điểm đo cuối
a: Chu vi (3D), chiều dài đa giác từ điểm đầu tới điểm đo hiện tại của diện tích (3D).
b: Diện tích (3D), được chiếu trên mặt phẳng dốc tham chiếu
c: Chu vi (2D), Chiều dài đa giác từ điểm đầu tới điểm đo hiện tại của diện tich (2D)
d: Diện tích (2D), được chiếu xuống mặt phẳng ngang.

Máy toàn đạc điện tử hiện đại thường cho phép đo tới tối đa 50 điểm. Các điểm có thể được đo trực tiếp ngoài thực địa, được lựa chọn trong bộ nhớ máy hoặc được nhập trực tiếp vào từ bàn phím. Các điểm đều phải theo hướng thuân chiều kim đồng hồ.

Diện tích tính toán được chiếu trên mặt phẳng nằm ngang (2D) hoặc được chiếu trên mặt phằng dốc tham chiếu được xác định bằng 3 điểm (3D). Hơn nữa khối lượng có thể được tính toán bằng các tự động tạo ra một mô hình số địa hình (Digital Terrain Model – DTM)

Đo độ cao của điểm không thể với tới ( Remote Height)

Chương trình này của máy toàn đạc điện tử được dùng để xác định cao độ của điểm không tiếp cận được như: Cầu, đường dây điện, chiều cao toà nhà, cây…

Dùng máy toàn đạc để đo chiều cao không với tới
Dùng máy toàn đạc điện tử để đo chiều cao không với tới

P0 : Trạm máy
P1 : Điểm cơ sơ
P2 : Điểm cần đo cao
d1 : Khoảng cách nghiêng
a : Chênh cao từ điểm P1 tới P2
α : Góc đứng giữa điểm cơ sơ và điểm cần đo cao

Cung tham chiếu

Cung tham chiếu có thể được định nghĩa bằng:

Một điểm tâm và một điểm đầu
Một điểm đầu, điểm cuối và bán kính của cung.
Ba điểm không thẳng hàng

Tất cả các điểm có thể hoặc là đo ngoài thực địa hoặc nhập vào bằng tay hoặc gọi từ trong bộ nhớ máy ra.

Lưu ý: Chú ý rằng tất cả các cung đều được định nghĩa theo một hướng thuận chiều kim đồng hồ

Ứng dụng cung tham chiếu của máy toàn đạc điện tử cho phép người sử dụng định nghĩa một cung tham chiếu và cho phép thực hiện các nhiệm vụ liên quan đên cung như:

– Đo kiểm tra đường và khảng cách vuông góc với cung tham chiếu (Line & Offset)
– Stake out (Chuyển thiết kế điểm, cung, dây cung và góc ra thực địa)

Cung tham chiếu
Cung tham chiếu

Trong hình vẽ:

Po : Trạm may
P1 : Điểm đầu
P2 : Điểm cuối
P3 : Điểm tâm
r : Bán kính của cung

Mặt phẳng tham chiếu

Mặt phẳng tham chiếu được tạo ra bẳng cách đo 3 điểm trên một mặt phẳng. Ba điểm này tao lên một hệ toạ độ cục bộ (local coordinate system), với:

Điểm đo thứ nhất là điểm gốc của hệ toạ độ
Điểm đo thứ 2 tạo nên hướng của trục Z
Điểm đo thứ 3 tạo nên mặt phẳng

Mặt phẳng tham chiếu là một ứng dụng được sử dụng để đo các điểm liên quan đến mặt phẳng tham chiếu. Nó có thể được sử dụng trong các mục đích sau:

– Đo một điểm tính toán và lưu lại khoảng cách offset vuông góc tới mặt phẳng.
– Tính toán khoảng cách vuông góc từ điểm giao với mặt phẳng tới trục X và Z của hệ toạ độ cục bộ. Điểm giao là điểm vết (footprint point) của đường vuông góc từ điểm đã đo tới mặt phẳng đã được xác định trước.
– Xem, lưu lại và chuyển toạ độ điểm giao thiết kế ra thực địa

Mặt phẳng tham chiếu
Hình vẽ minh họa mặt phẳng tham chiếu

Trong hình vẽ:

X : Trục X của hệ toạ độ cục bộ
Y : Trục Y của hệ toạ độ cục bộ
Z : Trục Z của hệ toạ độ cục bộ
P1 : Điểm đo đầu, điểm gốc của hệ toạ độ
P2 : Điểm đo thứ 2
P3 : Điểm đo thứ 3
P4 : Điểm đo, điểm này chắc chắn không có trên mặt phẳng.
P5 : Điểm vết của đường vuông góc từ P4 tới mặt phẳng. Điểm này vị trí được xác định trên mặt phẳng đã xác định.
d+ : Khoảng cách vuông góc từ P4 tới mặt phẳng.
ΔX: Khoảng cách vuông góc từ P5 tới trục Z
ΔZ: Khoảng cách vuông góc từ P5 tới trục X

Ứng dụng trong giao thông ( Road 2D)

Road 2D là ứng dụng được sử dụng để đo hoặc chuyển điểm ra ngoài thực địa dựa vào yếu tố đã được xác định trước. Yếu tố có thế là một đường thẳng, đường cong hoặc một đường xoắn chân ốc. Mắt xích (chainage), khoảng cách tăng dần, khoảng offset (trái và phải ) có thể được nhập vào tuỳ theo yêu cầu công việc.

Ứng dụng trong giao thông Road 2D

P0 : Điểm tâm

P1 : Điểm bắt đầu của cung

P2 : Điểm kết thúc của cung

P3 : Điểm chuyển thiết kế ra thực địa

a : Ngược chiều kim đồng hồ

b : Theo chiều kim đồng hồ

c+ : Khoảng cách từ điểm đầu của cung, theo đường cong (following curve)

d- : Khoảng cách offset vuông góc từ cung

r : Bán kính của cung.

Giải bài toán thuận – tính toạ độ điểm (Traverse)

Bằng cách nhập các yếu tố:

Tọa độ 1 điểm (nhập/gọi trong bộ nhớ hoặc đo ngoài thực địa)
Phương vị
Khoảng cách ngang
Khoảng cách Offset (nếu có)

Phần mềm của máy toàn đạc điện tử sẽ tính được tọa độ điểm cần thiết

Hình vẽ minh họa bài toán thuận
Hình vẽ minh họa bài toán thuận

Giải bài toán nghịch – tính khoảng cách và phương vị (Inverse)

Hình vẽ miêu tả bài toán nghịch
Hình vẽ miêu tả bài toán nghịch

Để có thông tin chi tiết về việc sử dụng máy toàn đạc điện tử trong ứng dụng thực tế, các bạn có thể tham khảo cách sử dụng máy toàn đạc TẠI ĐÂY để biết thêm chi tiết.

Ưu điểm và nhược điểm của máy toàn đạc điện tử

Ưu điểm máy toàn đạc điện tử

– Thu thập thông tin nhanh
– Có thể thực hiện được nhiều nhiệm vụ khảo sát trong một lần đặt máy
– Dễ dàng thực hiện các phép đo khoảng cách và đo ngang với tính toán đồng thời của tọa độ dự án
– Bố trí điểm nhanh và cực kỳ hiệu quả
– Có thể thu thập và xử lý dữ liệu thông qua phần mềm CAD

Nhược điểm máy toàn đạc điện tử

– Độ chính xác độ cao dọc không chính xác như sử dụng mức độ khảo sát thông thường
– Tọa độ ngang được tính toán trên một hệ thống lưới hình chữ nhật. Tuy nhiên, thế giới thực phải dựa trên tọa độ hình cầu và hình chữ nhật phải được chuyển đổi sang tọa độ địa lý nếu các dự án có quy mô lớn

Giá máy toàn đạc điện tử là bao nhiêu?

Có kích thước nhỏ bé nhưng lại rất hữu dụng, cần thiết trong rất nhiều trường hợp, giá của một chiếc máy toàn đạc điện tử không hề rẻ. Tùy thuộc vào chất lượng, thông số kỹ thuật mà giá của chúng khác nhau. Nếu như một chiếc máy toàn đạc Topcon sẽ có giá chỉ từ 60 triệu đồng, thì một chiếc máy toàn đạc Leica có giá lên đến hơn 300 triệu cho chiếc Leica FlexLine Ts10.

Nếu các bạn không có đủ chi phí để sở hữu một chiếc máy toàn đạc điện tử, thì có thể lựa chọn thuê máy toàn đạc điện tử hoặc mua máy toàn đạc điện tử cũ tại công ty chúng tôi – Công ty CP Phát Triển Công Nghệ Trắc Địa Việt Nam – chuyên cung cấp máy trắc địa chính hãng, kèm dịch vụ cho thuê, sửa chữa máy toàn đạc, sửa chữa máy thủy bình khảo sát uy tín. Chi tiết liên hệ:

CÔNG TY CP PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ TRẮC ĐỊA VIỆT NAM

VPGD: Số 21, ngõ 10 – đường Trần Duy Hưng – Q.Cầu Giấy – TP.Hà Nội

Điện thoại: 02437756647 – 0913378648

Đại diện: Ông Nguyễn Văn Dũng

MST: 0102305681 – STK: 12510000160392

Tại Ngân Hàng TMCP Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam – Chi nhánh Đông Đô

xem thêm

Nếu gặp bất kỳ sự cố nào trong quá trình dùng máy toàn đạc điện tử, hãy liên lạc với đội ngũ kỹ thuật để có hỗ trợ và chuyển giao công nghệ miễn phí – 24h. Qúy khách có nhu cầu, hãy gọi ngay cho CÔNG TY CP PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ TRẮC ĐỊA VIỆT NAM theo số 0243 7756647 – 0913.37.86.48 để có giá tốt nhất

Dịch vụ bán máy toàn đạc điện tử của chúng tôi

  • Chúng tôi cung cấp sản phẩm trắc địa chính hãng tại Việt Nam, quý khách mua hàng của Công Ty chúng tôi sẽ nhận được giá tốt nhất cùng chính sách ưu đãi.
  • Nếu vì bất kỳ lý do gì bạn không hài lòng với các thiết bị trắc địa, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi. Chúng tôi sẽ trả lời thắc mắc ngay lập tức!
  • Nếu bạn cần bất kỳ loại thông tin nào về sản phẩm của chúng tôi, vui lòng liên hệ cho chúng tôi
Đại lý bán Máy Toàn Đạc Điện Tử Robotic nhập khẩu chính hãng
Đại lý bán Máy Toàn Đạc Điện Tử