Hướng Dẫn Sử Dụng Máy Toàn Đạc Điện Tử Nikon Focus 2 (Phần 1)

Sử Dụng Máy Toàn Đạc Điện Tử Nikon Focus 2

Nếu bạn đang tìm hướng dẫn sử dụng máy toàn đạc điện tử Nikon Focus 2 – thì bạn đã tìm đúng chỗ. Công Ty CP Phát Triển Công Nghệ Trắc Địa Việt Nam biên soạn bài viết dựa trên 15 năm kinh nghiệm trong ngành đo đạc – trắc địa.

Sử Dụng Máy Toàn Đạc Điện Tử Nikon Focus 2 máy toàn đạc điện tử Nikon Spectra Focus 2

Loạt bài viết về cách sử dụng Nikon Focus 2 gồm 4 phần:

Ta bắt đầu với phần 1:

1. Chức năng các phím của máy toàn đạc Nikon Focus 2

Màn hình máy toàn đạc Nikon Focus 2

  • phim pwr: Phím PWR: Bật/Tắt nguồn máy.
  • phim chieu sang min: Phím bật/tắt đèn chiếu sáng màn hình. Hoặc ấn giữ 1 giây để mở cửa sổ danh mục phụ.
  • phim menu: Phím MENU – Mở danh mục điều khiển phần mềm máy.
  • phim mode: Phím MODE – Bật chuyển chế độ sử dụng phím bấm nhập ký tự giữa chữ và số.
  • phim rec: Phím REC – Chấp nhận nhập hoặc ghi dữ liệu. Trong màn hình đo cơ bản, ấn giữ 1 giây để chọn chế độ lưu dữ liệu (CP hoặc SS).
  • phim esc: Trở về màn hình trước, hủy dữ liệu nhập vào.
  • phim 7 1: Mở danh mục thao tác đặt trạm máy
  • phim 8 1: Mở danh mục thao tác đo cắm điểm
  • phim 9 1: Mở danh mục thao tác đo điểm khuất
  • phim 4 1: Mở danh mục thao tác đo ứng dụng
  • phim 5 1: Ấn giữ 1 giây để mở danh mục đánh dấu điểm đo theo địa hình, địa vật
  • phim 6 1: Xem số liệu trong bộ nhớ
  • phim 3 1: Chỉ đơn thuần dùng để nhập số 3, ký tự Y,Z và dấu cách
  • phim 1 1phim 2: Phím User 1 và User 2, dùng để cài đặt chức năng riêng theo sở thích từng người. Sau khi cài đặt chỉ cần ấn giữ 1 giấy để đến nhanh cửa sổ chức năng.
  • phim mail: Bật/tắt bọt thủy điện tử hiện trên màn hình
  • phim hot: Thay đổi các điều kiện đo
  • ang: Phím ANG – Ấn giữ 1 giây để mở danh mục thao tác đo chế độ kinh vĩ
  • DSP: Phím DSP – sang trang, ấn giữ 1 giây để mở danh sách chọn thông số hiển thị trên màn hình.
  • msr1msr2: Phím MSR1 và MSR2 – Phím đo điểm. Ấn giữa 1 giây để bật cửa sổ chọn cách đo.

Ngoài các phím cứng bên trên, dòng đáy màn hình còn hiển thị các phím mềm – ấn vào phím cứng có vị trí tương ứng để chọn phím mềm.

2. Màn hình và các ký hiệu của máy toàn đạc Nikon Focus 2

Trên màn hình mặc định sẽ:

  • Số trang/tổng số mục hiện thời
  • Cửa sổ kết quả đo, soạn thảo
  • Mức tín hiệu gương
  • Tia dọi laser khi bật đóng
  • Mức nguồn pin
  • Chế độ làm việc của bàn phím là nhập chữ hay số.

Ngoài ra, các chữ viết hoa có ý nghĩa như sau:

  • HA: Góc ngang
  • VA: Góc dọc
  • SD: Khoảng cách nghiêng
  • AZ: Phương vị
  • HD: Khoảng cách ngang
  • VD: Khoảng cách dọc
  • HL: Góc ngang trái = (360°-HA)
  • V%: Độ dốc
  • N: Tọa độ ngang
  • E: Tọa độ dọc
  • Z: Cao độ
  • PT: Điểm
  • HT: Chiều cao điểm đo
  • CD: Mã địa hình
  • PPM: Giá trị hiệu chỉnh khí quyển
  • P1: Điểm đo 1
  • P2: Điểm đo 2
  • HI: Cao máy
  • BS: Điểm định hướng
  • ST: Điểm tram máy

Lưu ý: Các ký hiệu trên áp dụng chung cho máy toàn đạc Nikon, nên ngoài phạm vi máy Nikon Focus 2, bạn có thể dùng nó để thao tác trên các máy Nikon khác.

3. Các lưu ý cơ bản trước khi vận hành máy toàn đạc điện tử

3.1 Kiểm tra máy

Máy toàn đạc là một dụng cụ đo lường chính xác cao, nên trước khi sử dụng, phải kiểm tra lại độ chính xác vận hành.

Theo quy định của Pháp lệnh đo lương, cứ 6 tháng phải đem máy đến cơ sở có chuyên môn để kiểm tra và hiệu chuẩn.

Theo khuyến cáo của nhà sản xuất, để đảm bảo độ chính xác vận hành thì cứ 12 tháng phải đem máy đến cơ sở chuyên môn để bảo dưỡng định kỳ.

Các thao tác như sau:

  • Kiểm tra bọt thủy tròn và bọt thủy dài, nếu lệch thì dùng tăm chỉnh.
  • Kiểm tra dọi tâm, nếu lệch thì dùng chìa lục lăng chỉnh.
  • Kiểm tra đo góc theo các đo hai mặt thời hai điểm, nếu sai lệch quá 5″ thì phải gửi tới cơ sở có chuyên môn hiệu chỉnh.
  • Kiểm tra đo khoảng cách bằng cách đo hai mặt với ba điểm trên một đường thẳng dài hơn 100m, nếu kết quả đo sau 2 lần đặt trạm quá 3mm, bạn cần gửi tới cơ sở có chuyên môn hiệu chỉnh.

3.2 Tháo và lắp PIN

  • Cắm phích bộ nạp vào ổ nguồn 220V, đèn báo nạp sáng, khi nạp đầy sẽ tắt.
  • Trường hợp đèn không sáng, hay đèn nháy liên tục khi cắm sạc là có sự cố, cần rút phích cắm, gửi ngay tới cơ sở có chuyên môn để khắc phục.

3.3 Chuẩn bị phụ kiến và dụng cụ làm việc ngoài hiện trường

Tùy theo yêu cầu công việc mà chuẩn bị các phụ kiện, dụng cụ sử dụng:

  • Để đo chi tiết, ta cần chuẩn bị: Gương sào kèm bọt thủy tròn, thước dây 2m, địa bàn cầm tay.
  • Nếu tuyến đo dài, khi chuyển trạm cần có bộ đế dọi tâm quang học với cụm gương tương ứng cự ly đo, kèm bọt thủy.
  • Đo kiểm tra, địa chính, lắp đặt và chế tạo cơ khí ngoài các dụng cụ trên, còn cần thêm la bàn ống, nhiệt kế, áp kế cầm tay.
  • Khi đo dài ngày, cần chuẩn bị thêm pin, máy tính điện tử hay sổ tay điện tử để trút dữ liệu.

Chú ý: Kết quả cao độ trong máy toàn đạc chỉ là dữ liệu tham khảo, không được phép dùng nó thay thế cho kết quả đo cao bằng máy thủy chuẩn.

4. Cài đặt các thông số và chế độ làm việc máy toàn đạc Nikon Focus 2

4.1 Cài đặt chế độ làm việc bằng phím tắt (Ấn giữ 1 giây)

Khi sử dụng máy toàn đạc điện tử Nikon Focus 2, ta dùng những phím sau, ấn và giữ 1 giây để cài đặt các chế độ sau:

  • phim chieu sang min: Ấn giữ phím này, màn hình hiện:

Cài đặt chiếu sáng màn hinh


  • 1 – Bật/tắt đèn chiếu màn hình
  • 2 – Bật/tắt âm thanh
  • 3 – Điều chỉnh tương phản màn hình cao/thấp
  • 4 – Bật/tắt dọi tâm laser
  • 5 – Bật/tắt tia laser

  • phim 1 1phim 2 1: Phím USER – Cài đặt chức năng ưa thích cá nhân:

ca dat phim user


  • Dấu mũi tên → : Thể hiện có danh mục phụ.
  • Dấu *: Chức năng chọn cho phím USER.

  • phim 6 1: Chọn định dạng dữ liệu khi đo (RAW, XYZ hoặc STN data)
  • phim hot: Mở danh mục thay đổi điều kiện đo gồm: Cao điểm đo, loại gương, nhiệt độ áp suất, ghi chú…
  • DSP: Phím DSP – Thay đổi các thông số hiển thị từng màn hình
  • msr1msr2: Chọn chế độ đo từng phím bao gồm: Loại gương, hằng số gương, chế độ đo, cách ghi dữ liệu
  • phim 8 1: Chọn gia số thêm vào khi đo lưu điểm cắm

4.2 Cài đặt bằng phần mềm điều khiển

Bên cạnh cài đặt bằng các phím (Ấn và giữ 1 giây để thực hiện cài đặt), ta có thể cài đặt máy bằng cách thao tác trên phần mềm.

Thao tác: Bật máy PWR → ấn MENUSET → Màn hình hiện ra 9 mục cài đặt:

Cài đặt máy toàn đạc


Tới đây, ta có thể lần lượt cài đặt máy tùy theo yêu cầu công việc, sở thích người dùng.

Chú ý: Máy đã được cài đặt theo cách sử dụng thông thường, khi tham số làm việc thay đổi so với lần trước, máy sẽ hỏi lại để xác nhận.

5. Làm việc với Job trên máy toàn đạc Nikon Focus 2

Để vào màn hình JOB, ta và MENUJOB →  Màn hình hiển thị tên các công việc có trong bộ nhớ như sau:

Màn hình Job


Bên cạnh các Job có các dấu:

  • Dấu *: Đánh dấu việc hiện thời
  • Dấu !: Tham số cài đặt job khác với tham số hiện thời
  • Dấu @: Việc dùng để kiểm tra

Đáy màn hình có 4 phím mềm:

  • NEW: Tạo Job mới – Nhập tên không quá 8 ký tự sau đó:
    • Abrt: Bỏ qua.
    • Set: Đặt tham số công việc.
    • OK: Chấp nhận.
  • Del: Xóa Job – Chức năng này cho phép xóa toàn bộ dữ liệu đã đo.
  • Ctrl: Tạo Job việc kiểm tra, khống chế – Tương tự như tạo Job thường nhưng chỉ cho phép tồn tại 1 job có chức năng khống chế.
  • Info: Hiển thị thông tin Job gồm:
    • Rec: Số lượng bản ghi
    • Create: Ngày tạo

Ngoài ra, để xóa toàn bộ dữ liệu, ta có thể dùng chức năng format:

  • Từ Menu – Format chọn:
    • Delete All Datas: Xóa toàn bộ data
    • Delete All Jobs: Xóa toàn bộ Job

6. Thiết lập trạm máy với máy toàn đạc Nikon Focus 2

Để đặt trạm máy, ta bật máy → ấn STN → Màn hình hiện ra 5 cách để thiết lập trạm máy như hình:


thiet lap tram may

6.1 Đặt trạm máy trên điểm đã biết tọa độ hoặc góc phương vị (Known)

Từ màn hình Stn Setup → Chọn Known → Màn hình Input STN hiện ra → Nhập các thông số:

  • ST: Tên điểm
  • HI: Cao máy
  • CD: Mã địa hình


thiet lap tram may known 1

Khi các tọa độ chưa có trong bộ nhớ, máy sẽ hiện ra cửa sổ nhập điểm định hướng BSPT → Ta có thể lựa chọn nhập điểm định hướng bằng:

  • XYZ: Điểm định hướng có tọa độ
  • Ang: Góc phương vị tới điểm định hướng đã biế

Thiết lập trạm máy

6.1.1 Đặt trạm máy với điểm hướng chuẩn đã biết tọa độ

Nhập điểm định hướng bằng cách gọi từ bộ nhớ hoặc nhập trực tiếp → Nhập cao gương HT → Đặt gương tại điểm đã biết tọa độ → Ngắm vào gương → ấn ENT để hoàn thành công việc.

Lưu ý:

  • Nên ấn MSR1/MSR2 để thực hiện đo kiểm tra độ chính xác đặt trạm và bổ sung trị số góc, cạnh
  • Ấn F2 để đo hai mặt tới gương đặt tại điểm định hướng
  • Màn hình báo sai lệch giữa kết quả tính và kết quả đo → Chấp nhận được ta ấn OK
  • Nên dùng bộ đế dọi tâm có bọt thủy đặt gương ở điểm hướng chuẩn và thực thiện đo hai mặt để tăng độ chính xác đặt trạm máy.

thiet lap tram may known 3

6.1.2 Đặt trạm máy khi biết góc phương vị tới điểm hướng chuẩn

Nhập tên điểm định hướng, cao gương, trị số góc phương vị (AZ), ngắm vào gương đặt tại điểm hướng chuẩn → ấn ENT để kết thúc. Nếu không nhập trị số thì máy mặc định AZ=0.


thiet lap tram may known 4

6.2 Thiết lập trạm máy bằng cách đo giao hội

Để thiết lập trạm máy bằng cách đo giao hội, ta cần đo tọa độ tối thiểu 2 điểm, tối đa 10 điểm.

Từ màn hình STN Setup → Chọn Rese → Nhập điểm thứ nhất:

  • PT: Tên điểm
  • HT: Cao gương

→ Ấn MSR1/MSR2 để đo


thiet lap tram may rese 1


Kết thúc đo điểm thứ nhất, chuyển sang đo điểm thứ 2 → màn hình hiển thị sai lệch với 4 phím mềm:

  • Add: Đo thêm điểm
  • View: Xem kết quả
  • Dsp: Sang trang cửa sổ kết quả đo
  • Rec: Ghi vào bộ nhớ.


Thiết lập trạm máy bằng cách đo giao hội


Ta lấy kết quả tính cho trị số sai lệch nhỏ nhất → ấn ENT để kết thúc tính tọa độ điểm đặt trạm, sau đó khai báo:

  • ST: Tên trạm
  • Hi: Cao máy
  • CD: Mã địa hình
  • BS: Tên điểm định hướng

→ Ấn ENT để kết thúc.


Thiết lập trạm bằng đo giao hội

6.3 Đặt trạm (Lưới) độc lập

Từ màn hình STN Setup → Chọn Quick → Nhập:

  • ST: Tên điểm trạm
  • Hi: Cao máy
  • BS: Điểm định hướng (Bỏ trống hoặc gọi từ bộ nhớ – List/Stac)
  • AZ: Phương vị tới điểm hướng chuẩn (Mặc định là 0)


thiet lap tram may doc lap

→ Ngắm gương đến đểm hướng chuẩn → ấn ENT để kết thúc (Chú ý: Tọa độ điểm đặt trạm mặc định là 0,0,0)

6.4 Kiểm tra và đặt lại điểm hướng chuẩn

Trong quá trình quan trắc xảy ra hiện tượng va chạm vào máy hoặc chân máy bị lún, xê dịch có thể gây ra sai số, ta thực hiện kiểm tra và đặt lại điểm hướng chuẩn.

Thao tác: Sau khi hoàn thành bước thiết lập trạm máy, ta đặt gương vào điểm định hướng → Ấn BS Check → Màn hình xuất hiện cửa sổ báo trị số góc ngang HA hiện thời và góc ngang đã lưu sau khi đặt trạm:

  • Nếu sai lệch nhỏ → ấn Abrt để bỏ qua
  • Nếu đặt lại theo trị số hiện thời → ấn Redo

→ Ấn ENT để kết thúc.


kiem tra diem huong chuan

6.5 Xác định cao độ điểm đặt trạm dựa vào cao độ điểm khống chế

Từ màn hình Stn Setup → chọn Z Coord → Màn hình nhập tên điểm biết cao độ khống chế:

  • PT: Tên điểm (Nhập bằng tay hoặc gọi từ bộ nhớ bằng List/Stack)
  • HT: Cao gương
  • CD: Mã địa vật.

→ Ấn MSR1/MSR2 để đo → Cửa số báo tọa độ điểm trạm xuất hiện.


Xác định cao độ điểm trạm máy

Phần 1 trong loạt bài viết hướng dẫn sử dụng máy toàn đạc điện tử Nikon Focus 2 kết thúc tại đây. Công Ty CP Phát Triển Công Nghệ Trắc Địa Việt Nam biên soạn series các bài viết về cách dùng máy toàn đạc điện tử nhằm giúp quý khách hàng có thể dùng thành thạo tất cả các dòng máy toàn đạc điện tử hiện có trên thị trường.

Mọi chi tiết xin liên hệ:

  • CÔNG TY CP PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ TRẮC ĐỊA VIỆT NAM
  • VPGD: Số 21, ngõ 10 – đường Trần Duy Hưng – Q.Cầu Giấy – TP.Hà Nội
  • Điện thoại: 0243 7756647 – 0913.37.86.48
  • Đại diện: Ông Nguyễn Văn Dũng
  • MST: 0102305681 – STK: 12510000160392
  • Tại Ngân Hàng TMCP Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam – Chi nhánh Đông Đô