Hướng Dẫn Sử Dụng Máy Toàn Đạc Điện Tử Leica Flexline TS02

Leica Flexline TS02máy toàn đạc điện tử tương đối phổ biến, được nhiều đơn vị đưa vào sử dụng thường xuyên, nhất là trong những công trình công nghiệp, dân dụng vừa và nhỏ.

Sử Dụng Máy Toàn Đạc Điện Tử Leica Flexline TS02

Trong series bài viết hướng dẫn sử dụng máy toàn đạc điện tử của hãng Leica, chúng tôi sẽ hướng dẫn sơ bộ cách năm bắt, sử dụng Máy toàn đạc Leica này

1. Một Số Ký Tự Thường Gặp Khi Làm Việc Với Leica Flexline Ts02 Và Ý Nghĩa

ALL: Đo và lưu trữ các giá trị về góc, cạnh, tọa độ … vào bộ nhớ

DIST: Đo và hiển thị các giá trị về góc, cạnh, tọa độ

REC: Lưu các giá trị đang hiển thị vào bộ nhớ

EDM: Hiển thị hoặc thay đổi các tham số hiệu chuẩn liên quan đến đo độ dài

PREV: Xem lại màn hình trước

NEXT: Xem tiếp màn hình sau

STATION: Trạm máy

INPUT: Nhập liệu

SetHz: Đặt hướng khởi đầu

COMP: Đặt chế độ bù nghiêng, 2 trục hoặc tắt bù

FIND: Tìm điểm đo, trạm máy hay code

hr: Chiều cao gương

hi: Chiều cao máy

EO: Tọa độ Y của trạm máy

NO: Tọa độ X của trạm máy

HO: Độ cao H của trạm máy

E: Tọa độ Y của điểm đo

N: Tọa độ X của điểm đo

H: Tọa độ H của điểm đo

icon 1 e1593830332759 Khoảng cách nghiêng

icon 2 e1593830318490 Chênh cao

Khoảng cách ngang Khoảng cách ngang

2. Bàn Phím Và Ý Nghĩa Của Các Phím Máy Toàn Đạc Điện Tử Leica Flexline TS02

Bàn phím chuẩn và bàn phím vừa có chữ vừa có số đều có chung những đặc điểm và giải thích như sau:

ban phim leica flexline ts02 chuan

Bàn Phím Chuẩn

Bàn Phím Có Cả Chữ Và Số

a= Những phím cố định

d= Phím ESC

b= Phím dịch chuyển

e= Các phím chức năng từ F1 đến F4

c= Phím ENTER

f= Những phím vừa có chữ vừa có số

ban phim leica flexline ts02 chu va so

3. Màn hình Leica Flexline TS02

3.1 Màn hình

Màn hình Leica Flexline Ts02

a= Tiêu đề màn hình
b= Các dòng lựa chọn, trường có hiệu lực
c= Tình trạng của các biểu tượng
d= Các trường
e= Các phím chức năng thay đổi

3.2 Màn hình Main Menu

Màn hình main menu leica flexline ts02

1- Q.Survey ( Quick Survey): Khảo sát nhanh

2- Prog ( Program): Đo ứng dụng

3- Manage ( File Manage): Quản lý dữ liệu

4- Transfer ( Data transfer): Truyền số liệu

5- Setting ( Setting menu): Cài đặt

6- Tools ( Tools Menu): Các công cụ

3.3 Một Số biểu tượng trên màn hình

Icon biểu tượng pin : Biểu tượng pin ( Mức pin còn lại khoảng 75%)

Chế độ bù trục đang bật: Chế độ bù trục đang bật

Icon chế độ bù đang tắt: Chế độ bù trục đang tắt

Icon chế độ đo xa tới gương: Chế độ đo xa tới gương

Icon chế độ đo không gương: Chế độ đo không gương

Đo offset đang hoạt động: Chế độ đo Offset đang hoạt động

Icon chế độ nhập số: Chế độ nhập số

Icon chế độ nhập chữ: Chế độ nhập chữ

Icon Chỉ ra chiều tăng của góc bằng Hz: Chỉ ra chiều tăng của góc bằng Hz

Một trường có nhiều lựa chọn: Một trường có nhiều lựa chọn

Nhiều trang và có thể chuyển màn hình: Nhiều trang và có thể chuyển màn hình

I: Vị trí ống kính ở mặt I

II: Vị trí ống kính ở mặt II

Đo gương chuẩn LeicaĐo gương chuẩn Leica

Icon Đo gương mini: Đo gương mini

Icon Đo với gương 360 Leica: Đo với gương 360 Leica

Icon Đo với gương 360 mini Leica: Đo với gương 360 mini Leica

Đo với gương của người sử dụng: Đo với gương của người sử dụng

Đo với tấm phản xạ: Đo với tấm phản xạ

Icon Kết nối không dây qua bluetooth: Kết nối không dây qua bluetooth

Icon Truyền dữ liệu qua USB: Truyền dữ liệu qua USB

3.4 Sơ đồ chức năng của Leica Flexline TS02

Programs: Chương trình

  • Page 1/3: Trang 1/3
  • Surveying: Khảo sát
  • Stakeout: Chuyển điểm thiết kế ra thực địa
  • Free Station: Giao hội nghịch
  • Reference Element: Đo tham chiếu
  • Page 2/3: Trang 2/3
  • Tie distance: Đo khoảng cách gián tiếp
  • Area and Volumme: Đo và tính diện tích
  • Remote Height: Đo độ cao không với tới
  • Construction: Xây dựng
  • Page 3/3: Trang 3/3
  • Cogo Road 2D: Tính toán địa hình, chương trình đo đường 2D
  • Reference Plane: Tham chiếu theo mặt phẳng
Máy Toàn Đạc Điện Tử Leica Flexline TS02
Hướng dẫn sử dụng máy toàn đạc điện tử leica

File Manager: Quản lý dữ liệu

Page 1/2: Trang 1

Job fixpoints: Công việc

Measurements: Điểm cứng ( Điểm tọa độ lưới)

Codes: Điểm đo

Page 2/2

Formats: Xóa toàn bộ bộ nhớ

Delete Job Memory: Xóa từng job hoặc từng điểm đo

Memory Statistics: Thông tin bộ nhớ

Settings Menu: Cài đặt tổng thể

General: Cài đặt chung

Page 1/5 ( Trang 1/5)

Contrast: Tương phản màn hình ( 0% – 100%)

Trigger Key1: Cài đặt phím Trigger 1

Trigger Key2: Cài đặt phím Trigger 2

Tilt Corr: Cài đặt bù trục

Hz Corr: Bật/tắt bù sai số góc ngang

Page 2/5 ( Trang 2/5)

Beep: Âm thanh bàn phím

Sector Beep: Âm thanh chạm góc ngưỡng ( 0º, 90º, 180º )

Hz Increment: Đặt chiều tăng góc ngang

V-Setting: Cài đặt góc đứng

Face I Def: Xác định mặt I cho máy

Language/ Language choice: Cài đặt ngôn ngữ

Page 3/5: Trang 3/5

Angle unit: Cài đặt đơn vị đo góc

Min. Reading: Cài đặt góc đọc nhỏ nhất

Dist. Unit: Cài đặt đơn vị đo cạnh

Dist. Decimal: Cài đặt kết quả đo sau dấu phẩy mấy số

Temp. Unit: Cài đặt đơn vị đo nhiệt độ

Press. Unit: Cài đặt đơn vị đo áp suất

Grade. Unit: Cài đặt đơn vị hiển thị độ dốc

Page 4/5: Trang 4/5

Data output: Cài đặt lưu trữ cho dữ liệu

GSI -Format: Cài đặt định dạng GSI đầu ra

GSI -Mask: GSI8 81..00+12345678 GSI16 81..00+1234567890123456

Code record: Cài đặt ghi mã địa vật ( Trước hay sau điểm đo)

Code: Cài đặt kiểu gi mã code

Display ill: Cài đặt chế độ chiếu sáng màn hình

Reticle ill: Cài đặt chế độ chiếu sáng lưới chữ thập

Page 5/5: Trang 5/5

Displ. Heater: Sưởi màn hình

Pre-/Suffix: Tiền tố, hậu tố

Identifier: Nhận dạng

Sort type: Sắp xếp theo thời gian hay theo mã điểm

Sort order: Sắp xếp tăng hay giảm

Double PtID: Cài đặt chế độ đo các điểm trung tên

Auto-off: Cài Đặt chế độ tự động tắt máy

EDM Settings: Cài đặt chế độ đo xa EDM

  • EDM mode: Cài đặt chế độ đo xa
  • Prism Type: Chọn loại gương
  • Leica Const: Hằng số gương Leica
  • Abs. Const: Hằng số gương người dùng
  • Laser point: Laser dẫn đường
  • Guide light: Đèn dẫn đường
  • ATMOS: Vào các tham số: Nhiệt độ, áp suất ( Chỉ cần điền tham số này khi đo xa trên 5km)

Communication Parameter: Thông số truyền dữ liệu

  • Port: Cổng truyền dữ liệu
  • Bluetooth: Kiểu truyền dữ liệu không dây qua bluetooth
  • Baudrate: Tốc độ truyền dữ liệu
  • Databits: Truyền dữ liệu thực hiện với 8 bit dữ liệu
  • Parity: None: Không kiểm tra chẵn lẽ
  • Endmark: CR/LF
  • Stopbit: 1

Tools Menu: Menu hiệu chỉnh

Adjust: Hiệu chỉnh sai số

  • Hz- Collimation: Hiệu chỉnh sai số góc ngang
  • V-Index: Hiệu chỉnh sai số góc đứng
  • Tilt Axis: Hiệu chuẩn bù trục
  • View Adjustment Data: Xem các sai số của lần hiệu chuẩn trước
  • Adjustment Reminder: Nhắc lần hiểu chỉnh sắp tới

System Information: Thông tin hệ thống

  • Instr. Type: Loại máy
  • SerialNo: Số Seri máy
  • EquipNo: Số thiết bị
  • RL Type: Loại đo laser hoặc không
  • Next Service: Lần hiệu chỉnh sắp tới
  • Date: Ngày
  • Time: Giờ
  • Battery: Tình trạng pin
  • Instr. Temp: Nhiệt độ thiết bị
  • Oper. System: Thông tin phần mềm hệ thống

4. Một số thao tác thông dụng khi làm việc với máy toàn đạc điện tử Leica Flexline TS02

4.1 Bật bọt thủy điện tử và dọi tâm laser

  • Nhấn phím FNC ==> Nhấn phím F1 ( Level/Plummet)

4.2 Xem và xóa dữ liệu

Ta vào Main Menu ==> File Management

Xem, xóa và tạo công việc mới: Nhấn F1 [Job]

    • Xóa công việc đang hiển thị: F1 [Delete]
    • Tạo công việc mới: F3 [New]

Xem, xóa và tạo mới điểm cứng: Nhấn F2 [Fix Points]

    • Tìm điểm cứng: Nhấn F1 [FInd] và gõ tên điểm cần tìm
    • Xóa điểm đang hiển thị F2 [Delete]
    • Tạo điểm cứng mới: F3 [New]
    • Sửa điểm cứng: F4 [Edit]

Muốn xem điểm đo: Nhấn F3 [Measurements]

    • Tìm điểm đo: F3 [Point] và gõ tên điểm cần tìm
    • Xem toàn bộ điểm đo: F4 [View]

Xem, xóa và tạo mã điểm đo: Nhấn F4 [Codes]

    • Xóa mã code hiện thời: F4 [Delete]
    • Tạo mới các mã điểm đo: F1 [New]
    • Tìm mã code điểm đo, ta chuyển con trỏ sang dòng [FIND] và gõ tên mã cần tìm nhấn phím Enter

4.3 Thay đổi loại gương, hằng số gương, và chế độ đo

Để thay đổi loại gương, hằng số gương và chế độ đo, ta vào MAIN MENU ==> SETTINGS MENU ==> EDM SETTINGS

Màn hình EDM Settings máy Leica Flexline TS02

Thay đổi chế độ đo, ta chỉnh sửa ở dòng: EDM Mode – Prism-Standard

Thay đổi loại gương: Prism Type – Round

Hằng số gương tự động thay đổi: Leica Const – 0.0mm

Các chế độ đo như sau: 

    • Prism Standard: Chế độ đo với gương tiêu chuẩn
    • Non-Prism-Std: Chế độ đo không gương
    • Non-Prism-Track: Chế độ đo liên tục không gương
    • Prism (>3.5km): Chế độ đo có gương khoảng cách xa
    • Prism-Fast: Chế độ đo nhanh có gương ( Độ chính xác giảm)
    • Prism-Tracking: Chế độ đo liên tục có gương
    • Tape: Chế độ đo hồng ngoại vào tấm phản xạ

5. Một số chương trình đo thông dụng với Leica Flexline TS02

5.1 Chương trình khảo sát

Để bắt đầu chương trình khảo sát, ta vào MAIN MENU ==> PROGRAMS ==> F1 để vào màn hình Surveying

Màn hình đo khảo sát ( Survey của Leica Flexline TS02_

Các bước thực hiện:

Bước 1: Khai báo tên công việc ( F1 – Set Job)

    • Ấn F1
    • Ấn tiếp F1 [new] – Để tiến hành đặt tên cho công việc
    • F4 [Ok] – Hoàn thành việc đặt tên cho công việc

Bước 2: Khai báo trạm máy ( F2 – Set Station)

    • Ấn F2 [Set Station] – Để vào khai báo trạm máy
    • F1 [Input] – Để set tên trạm máy
    • F4 [Enh] – Nhập tọa độ trạm máy theo thứ tự Y – X – H
    • Sau khi soạn và nhập tọa độ xong, ấn F4 [Ok]
    • Nhập tiếp cao máy tại dòng: hi: ……..mm
    • Nhấn F4 [Ok] Để hoàn thành bước khai báo trạm máy

Bước 3: Khai báo điểm định hướng (F3 – Set Orientation)

Nhấn F3 – Set Orientation để khai báo điểm định hướng (Phương vị), Có 2 cách tùy theo số liệu đã có:

Cách 1: Khi đã biết góc định hướng hoặc đặt một góc bất kỳ

      • F1 [Cài đặt góc thủ công]
      • Nhập góc phương vị tại dòng Bearing:
      • Cao gương tại dòng: Hr:
      • Tên điểm định hướng trạm máy tại dòng: BS ID: 
      • Muốn quy 0 góc định hướng nhấn phím H3 [Hz=0]
      • Cuối cùng nhắm lại chính xác điểm định hướng và nhấn phím F3 [Rec] để ghi lại góc định hướng trạm máy đã đặt

Cách 2: Đã biết tọa độ điểm định hướng

      • Nhấn F2 [Coordinates] để vào tọa độ điểm định hướng
      • Góc định hướng được tính toán từ tọa độ điểm trạm máy và tọa độ điểm định hướng ( Tọa độ điểm định hướng được nhập bằng tay hoặc tự động được kích hoạt từ bộ nhớ của máy nếu như điểm đó đã có sẵn trong bộ nhớ)
      • Tại dòng BS ID nhập điểm định hướng thông qua phím F3 [Input], rồi nhấn Enter để chấp nhận
      • Nếu không tìm thấy điểm đã nhập, máy sẽ tự động bật chế độ kích hoạt chế độ nhập tay YXH thông qua F2 [ENH], và ta phải tự nhập PtID, East (Y), North (X), Height (Z). Nhập xong ta ấn F4 (Ok), Ngắm chính xác lại điểm định hướng và nhấn F2 (Rec) để máy tính toán góc định hướng

Bước 4: Bắt đầu đo ( F4 – Start)

5.2 Chương trình Stakeout ( Chuyển điểm thiết kế ra thực địa)

Để bắt đầu công việc chuyển điểm thiết kế ra thực địa, ta nhấn MAIN MENU ==> PROGRAMS ==> F2 [Takeout] và làm theo các bước sau:

Bước 1: Khai báo tên công việc (F1 – Set Job)

Bước 2: Khai báo trạm máy (F2 – Set Station)

Bước 3: Khai báo phương vị (F3 – Set Orienstation)

Bước 4: Bắt đầu đo (F4 – Start)

Từ bước 1 đến bước 3 làm như trong chương trình khảo sát (SURVEY) đã trình bày ở trên, bước 4 sẽ triển khai như sau:

  • Tại màn hình Stakeout, xuống dòng PtID để chọn điểm cần chuyển ra ngoài thực địa
  • Nếu điểm cần chuyển không có trong bộ nhớ, ta lên dòng SEARCH để nhập tên điểm, nếu tìm thấy, máy sẽ tự động kích hoạt, nếu không có trong bộ nhớ, ta buộc phải nhập tay Y – X – Z của điểm cần chuyển rồi ấn F4 [Ok]

Nhấn phím F1 [Dist] để xác định điểm cần bố trí, vị trí điểm cần bố trí được mô tả thông qua 3 màn hình STAKEOUT như sau:

MÀN HÌNH STAKEOUT 1/3

Màn hình Stakeout 1

  • DHz: Góc dịch
    • Nếu Dhz mang giá trị dương thì quay máy sang phải đến khi góc Hz = 0º00’00”
    • Nếu Dhz mang giá trị âm thì quay máy sang bên trái đến khi góc Hz = 0º00’00”
  • DKhoảng dịch theo chiều dài: Khoảng dịch theo chiều dài
  • Nếu có giá trị dương thì chuyển nằm xa hơn điểm ngắm hiện tại
  • Nếu có giá trị âm thì chuyển nằm gần hơn điểm ngắm hiện tại
  • DKhoảng dịch theo chiều cao: Khoảng dịch theo chiều cao

MÀN HÌNH STAKEOUT 2/3

  • DLeng: Khoảng dịch theo chiều dài, mang giá trị dương nếu điểm chuyển còn nằm xa hơn
  • DTrav: Khoảng dịch theo chiều ngang, vuông góc với hướng ngắm, mang giá trị dương nếu điểm chuyển nằm bên phải của điểm đo hiện tại
  • Dheight: Khoảng dịch theo chiều cao

MÀN HÌNH STAKEOUT 3/3

  • DEast: Khoảng dịch theo hướng đông giữa điểm dịch và điểm ngắm hiện tại
  • DNorth: Khoảng dịch theo hướng bắc giữa điểm dịch và điểm ngắm hiện tại
  • DHeight: Khoảng dịch cao độ, mang giá trị dương nếu điểm chuyển cao hơn điểm đo hiện tại

5.3 Chương trình giao hội ngịch – FREE STATION

Chương trình này cho phép xác định tọa độ điểm trạm máy thông qua ít nhất hai điểm đã biết tọa độ. Để tiến hành ta vào MAIN MENU ==> PROGRAMS ==> F3 ( Free Station)

Các bước thực hiện như sau:

Bước 1: Khai báo tên công việc ( F1 – Set Job)

    • Nhấn F1 để vào khai báo
    • Nhấn F1 [New] để bắt đầu công việc mới
    • Nhấn F4 [Ok] Sau khi hoàn tất việc đặt tên, khai báo công việc

Bước 2: Đặt giới hạn độ chính xác ( F2 – Set Accuracy Limit)

    • Nhấn F1 [Set Accuracy Limit] Đặt giới hạn độ chính xác chấp nhận được của điểm giao hội
    • Tình trạng: 
      • Status OFF: Không muốn đặt mức chính xác điểm bố trí
      • Status ON: Muốn đặt mức chính xác điểm bố trí ( Chức năng này có ý nghĩa là máy sẽ cảnh báo nếu sai số điểm giao hội nghịch lớn hơn so với mức đã thiết lập) trong đó: 
        • Std.Dev.East: Mức sai lệch Y
        • Std.Dev.North: Mức sai lệch X
        • Std.Dev.Height: Mức sai lệch Z
        • Std.Dev.Angle: Mức sai lệch góc ngang

Bước 3: Bắt đầu đo ( F4 – Start)

    • Đặt tên trạm máy tại dòng Station
    • Khai báo chiều cao máy tại dòng Hi
    • Chấp nhận nhấn F4 [Ok]
    • Nhập tên điểm và tọa độ đã biết ( Ít nhất hai điểm)
      • Nhập tên điểm thứ nhất ( Nếu không có trong bộ nhớ, máy sẽ kích hoạt chế độ nhập tay)
        • Nhập tên điểm tại dòng PtID
        • Nhấn F2 [Ok] Để chấp nhận tên điểm thứ nhất
        • Nhấn F1 [All] Để đo điểm thứ nhất
      • Nhập tên điểm thứ 2
        • Nhấn phím F2 [NextPt] để nhập điểm thứ 2 tương tự điểm thứ nhất
        • Nhấn F1 [All] Để đo điểm thứ 2
    • Cuối cùng, sau khi đã nhập thành công 2 điểm tọa độ, ta nhấn F3 [Compute], máy sẽ hiển thị điểm trạm của máy

5.4 Chương trình đo diện tích ( AREA and VOLUMME)

Chương trình này cho phép tính diện tích một hình đa giác ( Tối đa 50 đỉnh) tạo bởi các điểm được nối với nhau bằng một đoạn thẳng. Các điểm có thể được đo, được nhập từ bộ nhớ, hoặc được nhập dữ liệu bằng tay. Khi có dữ liệu từ ít nhất 3 điểm, diện tích của hình sẽ được tính toán và hiển thị ngay trên máy. Để tiến hành công việc, ta vào MAIN MENU ==> PROGRAMS ==> PAGE 2/3 ==> Bấm F2 [Area and Volumme)

Đo diện tích bằng máy Leica Flexline Ts02

Các bước thực hiện:

  • Bước 1: Khai báo tên công việc F1 [Set Job]
  • Bước 2: Khai báo trạm máy F2 [Set Station]
  • Bước 3: Khai báo điểm định hướng F3 [Set Orientation]
  • Bước 4: Bắt đầu đo F4 [Start]

Từ bước 1 đến bước 3, ta làm tương tự như chương trình SURVEY đã trình bày ở mục 5.1. Chi tiết khi thực bước 4 ta làm như sau:

  • Nhấn F4 [Start] để bắt đầu đo
  • Nhập điểm đầu tiên:
    • Nhập tên điểm đầu tiên tại dòng PtID
    • Vào cao gương tại Hr
    • Ấn F1 [All] để tiến hành đo điểm thứ nhất
  • Nhập điểm thứ 2: Như lần nhập điểm đầu tiên
  • Nhập điểm thứ 3: Như lần nhập điểm đầu tiên
  • … Máy sẽ tự động tăng số điểm đo

Sau khi nhập tất cả các điểm của khoảng đất cần đo, nhấn F2 [Result], máy sẽ báo diện tích, chu vi cùng hình dạng thửa đất trên màn hình.

5.5 Chương trình đo cao không với tới (REMOTE HEIGHT)

Chương trình này cho phép xác định chiều cao của các điểm không thể với tới như độ võng của dây điện, độ cao của gầm cầu. Để bắt đầu chương trình ta vào MAIN MENU ==> PROGRAMS ==> PAGE 2/3 ==> Ấn F3 [REMOTE HEIGHT]

Chương trình đo độ cao không với tới

Các bước thực hiện:

  • Bước 1: Khai báo tên công việc F1 [Set Job]
  • Bước 2: Khai báo trạm máy F2 [Set Station]
  • Bước 3: Khai báo điểm định hướng F3 [Set Orientation]
  • Bước 4: Bắt đầu đo F4 [Start]

Từ bước 1 đến bước 3, ta làm tương tự như chương trình SURVEY đã trình bày ở mục 5.1. Chi tiết khi thực hiện bước 4 ta làm như sau:

  • Nhấn F4 để bắt đầu đo
  • Vào tên điểm đo tại Point1
  • Vào chính xác chiều cao gương tại Hr
  • Sau khi đo điểm thứ nhất máy thông báo
    • icon 3 e1593830302593: Khoảng cách từ máy đến điểm đo đầu tiên
    • Dicon 2 e1593830318490: Chiều cao không với tới ( Theo lý thuyết)
    • Height: Chiều cao điểm không với tới ( Theo thực tế)
  • Khi đưa ống kính lên điểm không với tới, máy sẽ báo chiều cao của điểm đó.

Chú ý: Cần đo chính xác chiều cao gương và vị trí đặt gương để có số liệu đo điểm không với tới chính xác nhất

xem thêm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *